Qua bài giảng Kể chuyện: Nắng phương Nam , giúp các em rèn luyện kĩ năng kể chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Hiểu được ý nghĩa của truyện. Đồng thời, biết đánh giá, nhận xét bạn kể chuyện.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn kể chuyện
- Chú ý giọng kể nhẹ nhàng, rõ ràng.
- Nhấn giọng những từ ngữ biểu cảm của các nhân vật.
- Kể lại từng câu chuyện theo gợi ý trong SGK.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu a (trang 95-96, sgk Tiếng Việt lớp 3): Đoạn 1: Đi chợ Tết
- Chuyện xảy ra vào lúc nào?
- Uyên và các bạn đi đâu?
- Vì sao mọi người sững lại?
Gợi ý:
- Vào một ngày giáp Tết, Uyên và các bạn rủ nhau đi chơi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Họ đang ríu rít trò chuyện thì có tiếng gọi: "Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy?" làm cả bọn đứng sững lại nhìn ra ngơ ngác.
Câu b (trang 96, sgk Tiếng Việt lớp 3): Đoạn 2: Bức thư
- Vân là ai?
- Tết ngoài Bắc ra sao?
- Các bạn mong ước điều gì?
Gợi ý:
- Họ chợt nhận ra người gọi đó là Phương. Uyên cho Phương biết mọi người đang đi tìm một món quà để gửi ra cho Vân ở Hà Nội. Vân là một người bạn mà cả nhóm mới quen ở trại hè Nha Trang. Phương hỏi "Tết ngoài Hà Nội chắc vui lắm?". Uyên nói: "Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn", rồi Uyên lấy thư của Vân ra đọc cho Phương nghe. Nghe Uyên đọc thư xong, các bạn ước gửi được cho Vân một ít nắng phương Nam.
Câu c (trang 96, sgk Tiếng Việt lớp 3): Đoạn 3: Món quà
- Sáng kiến của Phương.
- Quay lại chợ hoa.
Gợi ý:
- Phương chợt nghĩ ra một sáng kiến sẽ tặng cho Vân một vật mà ngoài Bắc không có, đó là một cành mai. Mọi người cùng reo lên và quay lại chợ hoa, nơi một rừng hoa mai vàng thắm tươi đang rung rinh trước nắng.
- Thông qua bài giảng Kể chuyện: Nắng phương Nam, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ sống và học tập sau:
- Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tình bạn đẹp của các bạn ở hai miền Nam - Bắc.
- Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào lời kể của giáo viên và gợi ý trong SGK, trả lời được các câu hỏi về nội dung.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Rèn kĩ năng nghe
- Chăm chú nghe cô và các bạn kể chuyện, nhớ chuyện
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
- Rèn kĩ năng nói
- Thái độ
- Giáo dục các em biết yêu thương và xây đắp những tình bạn đẹp.
- Rèn luyện đạo đức, tác phong.
- Kiến thức
- Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Chiều trên sông Hương để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.