Chính tả Nghe - viết: Đêm trăng trên Hồ Tây và Phân biệt iu/uyu, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã

Bài giảng Nghe - viết: Đêm trăng trên Hồ Tây sẽ giúp các em nghe viết đúng và đẹp. Đồng thời, các em cũng sẽ biết cách vận dụng những kiến thức đã học để làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt iu/uyu, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1 (trang 105 sgk Tiếng Việt 3): Nghe - viết: Đêm trăng trên Hồ Tây.

  • Chú ý những từ khó: Hồ Tây, trong vắt, lăn tăn, rập rình.

Câu 2 (trang 105 sgk Tiếng Việt 3): Điền vào chỗ trống iu hay uyu?

đường đi khúc kh..., gầy khẳng kh..., kh... tay

Gợi ý:

  • đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay

Câu 3 (trang 105 sgk Tiếng Việt 3):

- Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng.

(Là con gì?)

Gợi ý:

  • Là con ruồi

- Sông không đến, bến không vào

Lơ lửng giữa trời, làm sao có nước ?

(Là quả gì?)

Gợi ý:

  • Là quả dừa

- Vừa bằng cái nong

Cả làng đong chẳng hết.

(Là cái gì?)

Gợi ý:

  • Là giếng làng (giếng dùng chung cho cả làng)

b) - Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò ?

(Là con gì?)

Gợi ý:

  • Là con khỉ.

- Trong nhà có bà hay quét.

(Là cái gì?)

Gợi ý:

  • Là cái chổi

- Tên em không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh.

(Là quả gì?)

Gợi ý:

  • Là quả đu đủ
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Viết chính tả bài Đêm trăng trên Hồ Tây.
    • Phân biệt được iu/uyu, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã trong tiếng Việt. 
    • Vận dụng những kiến thức về iu/uyu, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã giải các câu đố.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Vàm cỏ Đông để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?