Soạn văn 9 Sang thu tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (Khổ 1): Cảnh vật lúc chuyển mùa.
    • Phần 2: (Khổ 2): Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu.
    • Phần 3: (Khổ 3): Suy ngẫm của tác giả.

2. Hướng dẫn soạn văn Sang thu

Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhờ thơ cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh hiện tượng nào?

  • Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ hương ổi được phả trong gió se. 
  • Gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng:
    • Gió thu giăng mắc chầm chậm
    • Dòng sông dềnh dàng trôi
    • Những cánh chim bắt đầu vội vã
    • Đám mây
    • Nắng cuối hạ, vơi dần cơn mưa

Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ và sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu.

  • Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian:
    • Hương vị: mùi ổi chín - trái cây mùa thu.
    • Cảm nhận bằng xúc giác: gió se, sương - thời tiết se se lạnh của mùa thu.
    • Hình ảnh vạn vật đang chuyển mình: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.

Câu 3. Theo em nét riêng của thời điểm giao mùa hạ thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai câu thơ cuối bài?

  • Nét riêng của thời điểm giao mùa hạ thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

  • Hai dòng thơ cuối bài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng câu đứng tuổi.

  • → Sấm tượng trưng cho những gì bất thường, dữ dội trong cuộc sống; hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, điềm đạm, chín chắn trưởng thành hơn trước những bão tố của cuộc đời.

Trên đây là bài Soạn văn 9 Sang thu tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Sang thu.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?