1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (2 khổ thơ đầu): Cảm xúc trước lăng Bác.
- Phần 2: (Khổ thứ 3): Cảm xúc khi vào lăng Bác.
- Phần 3: (Khổ cuối): Cảm xúc khi rời lăng Bác.
2. Hướng dẫn soạn văn Viếng lăng Bác
Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài thơ?
- Cảm xúc bao trùm của tác giả: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót xa khi vào viếng lăng Bác.
- Trình tự biểu hiện trong bài thơ đi theo trình tự vào viếng lăng Bác: bên ngoài lăng (dòng người, hàng tre), bên trong (xúc động thấy Bác trong giấc ngủ bình yên), và khi sắp phải trở về (mong ước mãi bên Bác).
Câu 2: Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào ở cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
- Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác ở khổ thơ đầu được miêu tả: xanh xanh, thẳng hàng trong bão táp gần gũi, biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với sức mạnh bền bỉ, kiên cường, bất khuất.
- Cây tre trong câu thơ cuối bài thể hiện sự lưu luyến, thiết tha muốn lòng mình mãi bên Bác.
Câu 3: Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 2,3,4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này?
- Tình cảm nhà thơ và của mọi người đối với Bác được thể hiện qua khổ thơ 2, 3, 4:
- Lòng thành kính của người viếng lăng: "dòng người... thương nhớ".
- "Mặt trời trong lăng": hình ảnh ẩn dụ, Bác to lớn, vĩ đại như Mặt trời.
- Nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn của mọi người thể hiện trong khổ 3:
- Vầng trăng sáng dịu hiền gợi nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
- Trời xanh là mãi mãi: Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi.
- Câu thơ biểu hiện cụ thể và trực tiếp nỗi đau xót vì sự ra đi của Người: Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- Khổ cuối diễn tả chân thành, mộc mạc tình cảm của nhà thơ, bày tỏ niềm mong mỏi, muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác: trào nước mắt, làm con chim, đóa hoa, cây tre.
Câu 4: Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ?
- Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật:
- Giọng điệu trang nghiêm, đau xót, tự hào thể hiện đúng cảm xúc tác giả, nhịp điệu chậm, thành kính, lắng đọng, khổ cuối nhanh thể hiện sự tha thiết và lưu luyến.
- Thể thơ tám chữ với hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo và gợi cảm, vừa quen thuộc vừa sâu sắc, ngôn ngữ bình dị, cô đúc... tất cả đều góp phần vào việc diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
Trên đây là bài Soạn văn 9 Viếng lăng Bác tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Viếng lăng Bác.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----