1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Lớp I): Hoàn cảnh của Thơm.
- Phần 2: (Lớp II): Thái và Cửu - hai cán bộ cách mạng bị truy đuổi, chạy vào nhà Thơm.
- Phần 3: (Lớp III): Thơm đóng kịch qua mắt Ngọc - Ngọc sấp ngửa ra đi.
2. Hướng dẫn soạn văn Kịch Bắc Sơn
Câu 1: Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch ở hồi 4.
- Các sự việc trong hồi kịch này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc.
- Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận.
- Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
Câu 2: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng một tình hướng bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc xung đột và phát triển hành động kịch?
- Xung đột kịch ở hồi 4 này bộc lộ qua tình huống bất ngờ và căng thẳng. Đó là trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn, Thái và Cửu lại chạy đúng vào nhà Ngọc, lúc ấy chỉ có một mình Thơm ở nhà.
- Tình huống này khiến Thơm phải dứt khoát lựa chọn che giấu hai người.
Câu 3: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? ý nghĩa của sự chuyển biến ấy?
- Tâm trạng và hoàn cảnh nhân vật Thơm:
- Hoàn cảnh: Cha, em trai đã hi sinh, mẹ thì hóa điên bỏ đi. Còn người thân duy nhất là chồng mình (Ngọc), Ngọc đang dần lộ bộ mặt Việt gian.
- Tâm trạng: Thơm day dứt, ân hận bao nhiêu về cái chết của cha, em và mẹ thì nỗi nghi ngờ chồng lại chồng chất bấy nhiêu mặc dù Ngọc rất chiều cô.
- Thái độ với chồng: Băn khoăn, nghi ngờ chồng, tìm cách dò xét, cố níu chút hi vọng về chồng.
- Hành động: Che giấu Thái, Cửu - hai chiến sĩ cách mạng ngày trong buồng mình. Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ chiến sĩ cách mạng.
Câu 4: Phân tích nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
- Nhân vật Ngọc:
- Tên Việt gian bán nước.
- Nhân vật Thái và Cửu :
- Thái dày dặn kinh nghiệm, tinh tế trong hành xử.
- Cửu hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn.
Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật vở kịch.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng:
- Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột kịch, thúc đẩy hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ đối thoại: tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch. Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật.
Trên đây là bài Soạn văn 9 Kịch Bắc Sơn tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Kịch Bắc Sơn.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----