1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 4 phần:
- Phần 1: (từ đầu đến "càng nổi trội"): Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Phần 2: (tiếp đến "điểm yếu của nó"): Bối cảnh thế giới và những yêu cầu của nó.
- Phần 3: (tiếp theo đến "và hội nhập"): Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.
- Phần 4 (còn lại): Nhiệm vụ cấp thiết của thế hệ trẻ.
2. Hướng dẫn soạn văn Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 1: Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy?
- Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001, năm chuyển giao giữa hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta là tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước.
- Vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới → Tính thời sự nóng hổi, có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển hội nhập của đất nước.
- Nhiệm vụ: nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt kịp bước đi của thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức.
Câu 2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.
- Trình tự lập luận của tác giả:
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta.
- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
- Nhiệm vụ cả thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới.
Câu 3. Trong bài này tác giả cho rằng: "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Điều đó đúng không vì sao?
- Đúng. Vì máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng là do con người sản xuất, sáng tạo ra, không thể thay thế được con người, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức.
Câu 4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?
- Tác giả chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam.
- Những điểm mạnh là:
- Sự thông minh, nhạy bén với cái mới;
- Sự cần cù, sáng tạo;
- Tính cộng đồng đoàn kết.
- Những điểm yếu là:
- Kiến thức có chỗ hổng, yếu về thực hành;
- Thiếu sự tỉ mỉ, thiếu kế hoạch, chưa có thói quen tôn trọng quy trình công nghệ;
- Chưa quen cường độ khẩn trương;
- Còn đố kị, sống theo thứ bậc, coi thường kinh doanh, khôn vặt, sùng ngoại, chưa coi trọng chữ tín,…
- Những điểm mạnh là:
Câu 5. Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và điểm nào khác với những điều mà em đã được học trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?
- Nhận xét của tác giả với các sách lịch sử và văn học:
- Điểm giống: phân tích, nhận xét những ưu điểm của người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu...
- Điểm khác: còn phê phán những khuyết điểm, hạn chế như thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...
- Thái độ tác giả : khách quan khoa học, chân thực đúng đắn.
Trên đây là bài Soạn văn 9 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----