1. Bố cục văn bản
- Chia làm 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến “sờ đuôi”): Các thầy bói xem voi
- Phần 2: (Đoạn tiếp theo đến “sể cùn”): Các thầy bói phán về con voi
- Phần 3 (Còn lại): Hậu quả của việc phán voi
2. Hướng dẫn soạn văn Thầy bói xem voi
Câu 1: Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
- Cách các thầy bói xem voi: dùng tay sờ vì các thầy đều mù.
- Phán về voi của các thầy:
- Người thứ nhất: sờ vòi và phán voi như con đĩa.
- Người thứ hai: sờ ngà và phán voi như cái đòn cán.
- Người thứ ba: sờ tai và phán voi như cái quạt thóc.
- Người thứ tư: sờ chân và phán voi như cái cột đình.
- Người thứ năm: sờ đuôi và phán voi như cái chổi xể cùn.
- Thái độ của các thầy bói khi phán: ai cũng một mực theo ý kiến chủ quan của mình là đúng và cho rằng ý kiến của người khác là sai.
Câu 2: Năm thầy bói đề đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
- Sai lầm của các thầy bói là không xem xét, nhận định hình thù con voi một cách toàn diện mà chỉ xem xét từng bộ phận nhỏ.
- Đồng thời, cả năm thầy đều không chịu lắng nghe ý kiến của nhau mà chỉ một mực theo ý kiến chủ quan của mình.
Câu 3: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
- Truyện Thầy bói xem voi cho ta bài học:
- Không lấy cái bộ phận thay cho toàn thể.
- Cần phải biết lắng nghe và kết hợp ý kiến của người khác với cá nhân để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
- Khi xem xét một sự vật/ sự việc cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy,…)
Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Thầy bói xem voi do Chúng tôi biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tổng hợp tại đây: Thầy bói xem voi.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------