1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "mới sống qua được'): câu chuyện con hổ với bà Trần.
- Phần 2: (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.
2. Hướng dẫn soạn văn Con Hổ có nghĩa
Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại.
- Bố cục: Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng là hiện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”.
- Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.
- Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chi tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ý nghĩa gì?
- Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ xông đến cõng bà đỡ Trần đỡ trở về rừng để đỡ đẻ cho hổ cái và sau khi được bà đỡ Trần giúp đỡ, hổ đã đền ơn bằng cách tặng một cục bạc cho bà.
- Câu chuyện con hổ thứ hai với bác tiều: Hổ bị hóc xương được bác tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều bằng cách khi bác mất, hổ đến mộ dụi đầu vào quan tài và mỗi dịp giỗ bác, hổ đem dê hoặc lợn đến tế.
- Trong mỗi chuyện, mỗi chi tiết đều có thú vị riêng.
Câu 4. Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người.
- Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Con Hổ có nghĩa tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Con Hổ có nghĩa.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----