Soạn văn 6 Lợn cưới áo mới tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: Những của được đem khoe. 
    • Phần 2: Cách khoe của.

2. Hướng dẫn soạn văn Lợn cưới áo mới

Câu 1. Em hiểu như thế nào về tính khoe của? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao?

  • Tính khoe của là tính muốn khoe khoang sự giàu có của mình, có cái gì mới thì phô trương hoặc khoe cho mọi người biết.
  • Anh đi tìm lợn khoe của trong hoàn cảnh anh đang có một cái đám cưới và có một con lợn định giết bị sống.
  • Lẽ ra anh hỏi người ta: Ông có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?

Câu 2. Anh áo mới thích khoe đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh.

  • Anh có áo mới thích khoe đến mức mặc áo, đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua để khen, không thấy ai qua thì tức tối. 
  • Trả lời về câu hỏi: có thấy lợn qua đây không? thì anh lại giở vạt áo mới ra, một điệu bộ không phù hợp với câu hỏi.
  • Trong câu trả lời của anh ta, yếu tố thừa là cả bộ phận trạng ngữ của câu nói (Từ lúc tôi mặc cái áo mới này).

Câu 3. Đọc “Lợn cưới, áo mới” vì sao em lại cười?

  • Cái cười nảy ra là do mâu thuẫn của lời nói; muốn hỏi một ý này nhưng lời nói lại muốn người khác chú ý đến một ý khác mà người nói cho là cần hơn (áo mới, lợn cưới).

Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”.

  • Ý nghĩa truyện: Chế giễu, phê phán những người hay khoe của, một tính xấu phổ biến trong xã hội.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Lợn cưới áo mới tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Lợn cưới áo mới.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?