Soạn văn 12 Vợ Nhặt tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 4 phần:
    • Phần 1: (từ đầu đến "tự đắc với mình"): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà
    • Phần 2: (tiếp đến "đẩy xe bò"): chuyện hai vợ chồng gặp nhau, thành vợ thành chồng.
    • Phần 3: (tiếp đến "nước mắt chảy ròng ròng"): tình thương của người mẹ nghèo khó.

    • Phần 4: (còn lại): niềm tin vào tương lai

2. Hướng dẫn soạn văn Vợ Nhặt

Câu 1: Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết mạch truyện được dẫn dắt như thế nào?

  • Tham khảo ở mục 1 (Bố cục văn bản)
  • Mạch truyện được dẫn dắt hết sức khéo léo. Các cảnh được miêu tả trong truyện đều được xuất phát từ tình huống anh Tràng lấy được vợ giữa những ngày đói.

Câu 2: Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào?

  • Mở đầu truyện Vợ nhặt, tác giả giới thiệu nhân vật Tràng đưa vợ về nhà trong con mắt đầy ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư.
  • Mọi người trong xóm đều hết sức ngạc nhiên khi thấy Tràng lấy được vợ.Người ta xì xào bàn tán với nhau, ngay cả mẹ của Tràng cũng hết sức ngạc nhiên. Chuyện Tràng lấy vợ cũng còn là chuyện bất ngờ với chính anh ta.
  • Tình huống éo le trên đã mở đầu cho sự phát triển của truyện và tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong tác phẩm.

Câu 3: Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề vợ nhặt. Qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng, anh (chị) hiểu gì thêm về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

  • Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm:
    • Nhặt: thường đi với những thứ thừa, không ra gì.
    • Thân phận con người rẻ rúng như rơm, rác, có thể nhặt được ở bất cứ đâu.
    • Người ta hỏi cưới vợ, còn Tràng thì “nhặt vợ”.
  • → Hoàn cảnh sống khốn cùng, cực khổ

Câu 4: Niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng.

  • Thể hiện khao khát về tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng lúc anh chàng quyết định lấy vợ
    • Ban đầu, Tràng còn phân vân, do dự, về sau cũng chậc lưỡi cho qua (đúng với ý đồ tác giả)
    • Lúc dẫn vợ về xóm ngụ cư, Tràng trở nên khác, phởn phơ lạ thường, môi cười tủm tỉm, mắt sáng, mặt vênh tự đắc, cũng có lúc lúng ta lúng túng đi bên vợ.
  • Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy êm ả, lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra, xung quanh có sự thay đổi khác lạ.
    •  Niềm hạnh phúc khiến Tràng ý thức hơn về bổn phận, trách nhiệm bản thân (hắn thấy có bổn phận lo cho vợ con).

Câu 5: Phân tích tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ.

  • Tâm trạng bà cụ Tứ:
    • Mừng, vui, xót, tủi "ai oán xót thương cho số phận đứa con mình".
    • Đối với con dâu: "lòng bà đầy xót thương" nén vào trong tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình.
    • Mang hi vọng, lạc quan trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới "tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi".
  • → Bà cụ Tứ hiện thân của con người nghèo khổ: bà nhìn thấu đau khổ của cuộc đời bà, bà lo cho thực tại bế tắc nhưng bà cũng vui trước hạnh phúc của con.
  • Từ ngạc nhiên tới xót xa, trên hết là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, để các con có thêm động lực sống.

Câu 6: Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân.

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo
  • Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên
  • Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

Trên đây là bài Soạn văn 12 Vợ Nhặt tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Vợ Nhặt.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?