1. Bố cục văn bản
- Những đoạn văn trích trong sách giáo khoa bắt đầu từ đoạn 15 đến đoạn 23
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (từ đầu đến "cái gậy đánh phèn"): vẻ hung dữ của con Sông Đà.
- Phần 2: (tiếp đến "dòng nước Sông Đà"): cuộc sống của của con người trên Sông Đà và hình ảnh ông lái đò.
-
Phần 3: (còn lại): vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà.
2. Hướng dẫn soạn văn Người lái đò sông Đà
Câu 1: Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.
- Nhà văn đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.
-
Người đọc ngỡ như gặp một sông Đà gắt gỏng rồi lại đối diện với một sông Đà dịu dàng, dưới ngòi bút tài hoa, tinh tế, dưới cái nhìn phong phú đa diện của Nguyễn Tuân.
-
Hình tượng người lái đò sông Đà vừa là một anh hùng trên sông nước khi dũng cảm, táo bạo vượt qua sự dữ dằn, hiểm nguy của sông Đà trong cuộc chiến mưu sinh vừa là một con người nghệ sĩ tài hoa, thông minh tiêu biểu cho vẻ đẹp của người dân lao động vùng Tây Bắc tổ quốc.
-
Câu 2: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những cách thức nghệ thuật nào để tái tạo hình ảnh của một con sông Đà hung bạo?
- Tác giả dùng các biện pháp nghệ thuật để khắc họa hình ảnh của một con sông Đà hung bạo:
- Lối so sánh độc đáo: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre,..
- Các cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.
- Phép nhân hóa: mặt nước hò la vang dậy.. ùa vào bẻ gãy cán chèo, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu ngỉu cái mặt lá xanh lè..
- → Sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đã tái hiện cảnh tượng của một sông Đà hùng vĩ, dữ dội.
Câu 3: Cách viết của nhà văn đã thay đổi như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình.
- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà:
- Vẻ đẹp theo mùa:
- Mùa xuân: nước xanh ngọc bích
- Mùa thu: lừ lừ chín đỏ
- Khi Pháp xâm lược: nhuốm màu mực đen của mực Tây
- Sông Đà như một cố nhân: mang vẻ đẹp Đường thi, đằm thắm, ấm áp của sông Đà.
- Điểm nhìn của một du khách: lặng tờ, hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa
- Vẻ đẹp theo mùa:
Câu 4: Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật sự xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
- Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ:
- Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: "trên sông Đà ông xuôi ngược hưn một trăm lần", "nhớ tỉ mỉ... những luồng nước", ...
- Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ "nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...", "nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi", động tác điêu luyện "cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác..."
- Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng "con thủy quái" là chuyện thường.
Câu 5: Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
- Chọn câu văn: "Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hang cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây".
- → Những từ ngữ ngắn được đặt liên tiếp, ngăn cách bởi dấu phẩy, cùng phép lặp từ “xô” được sử dụng liên tiếp. Âm thanh của câu văn như hòa cùng cái dữ dội, cuộn trào của thác nước, mà sôi réo rắt người ta, thúc giục người ta.
Trên đây là bài Soạn văn 12 Người lái đò sông Đà tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Người lái đò sông Đà.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----