Soạn văn 11 Từ ấy tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng cộng sản.
    • Phần 2: Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống.
    • Phần 3: Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm tác giả.

2. Hướng dẫn soạn văn Từ ấy

Câu 1: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?

  • Hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:
    • Câu thơ mở đầu đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ.
      • Nắng hạ: ánh nắng đẹp và chói chang nhất, mạnh mẽ nhất → lý tưởng cách mạng sức mạnh soi sáng đối với nhà thơ.
      • Động từ "bừng" như một nguồn sáng mang lại sự sống mãnh liệt.
    • Mặt trời chân lý: biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời kết hợp với động từ "chói" thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh.
    • Niềm vui được đứng trong hàng ngũ Đảng khiến tâm hồn nhà thơ "rộn tiếng chim", ngập tràn sự sống "một vườn hoa lá".
  • → Khổ thơ đầu thể hiện niềm hân hoan, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ.

Câu 2: Khi nhận được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

  • Khi có ánh sáng của lí tưởng Cách mạng soi rọi thì nhà thơ đã có những nhận thức về lẽ sống.
    • Cái "tôi" hòa trong cái "ta" bằng tinh thần tự nguyện sâu sắc, thiết tha yêu thương và đồng cảm.
    • Cái tôi ấy chủ động tự nguyện, tự giác và khao khát mở rộng tấm lòng mình, sẻ chia với quần chúng rộng lớn.

Câu 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?

  • Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện rõ ở khổ cuối bài thơ:
    • Tình cảm giai cấp sâu sắc đã thành tình cảm gia đình thắm thiết.
    • Tố Hữu khẳng định mình là con người gần gũi thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ. Tình cảm đầm ấm, thân thiết, gắn bó máu thịt.
  • ⇒ Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ.

Câu 4: Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ.

  • Một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, có sức ngân vang.
  • Biện pháp tu từ sử dụng hiệu quả: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
  • Hình ảnh có nhiều gam màu rực rỡ, tươi sáng.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Từ ấy tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Từ ấy.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?