1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: (6 lời thoại đầu): sự độc thoại bộc lộ tình yêu thầm kín của Romeo và Juliet.
- Phần 2: (còn lại): cuộc đối thoại của Romeo và Juliet
2. Hướng dẫn soạn văn Tình yêu và thù hận
Câu 1: Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó là gì?
- 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau → lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.
- 10 lời thoại sau là lời đối thoại giữa 2 người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ.
Câu 2: Tìm những cụm từ chứng tình yêu của Rô-me-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch.
- Tình yêu của Ro-me-o và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai giọng thù địch:
- Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người.
- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-et nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả người yêu.
- Ro-me-o quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ chọn tình yêu, chàng sợ mất Giu-li-et.
- → Cả hai đều hiểu, và nói tới thù hận để cùng vượt lên rào cản, xây dựng tình yêu.
Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng cuả Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiền của hai nhân vật này?
- Diễn biến tâm trạng của Ro-me-ô với hình thức so sánh liên tưởng:
- Thiên nhiên được nhìn qua điểm nhìn của người đang yêu vì thế thiên nhiên như cộng hưởng, trân quý.
- Tâm trạng yêu thương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì ngăn cản được Ro-me-ô trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-et
- Mạch suy nghĩ của chàng hướng tới đôi mắt lên tiếng, đôi môi lấp lánh của người yêu.
- Khát vọng yêu đương mãnh liệt
- → Cảm xúc Ro-me-ô là sự lãng mạn và cháy bỏng của người đang yêu và được yêu.
Câu 4: Lời thoại "Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi..." cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét. Phân tích diễn biến nội tâm của Giu-li-ét để làm rõ Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
- Diễn biến nội tâm của Giu- li- ét qua lời độc thoại nội tâm:
- Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “Chàng hãy khước từ…hãy thề yêu em đi”, “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi” → Tình yêu mãnh liệt không chút che giấu, không chút ngượng ngùng.
- Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô.
- "Anh làm thế nào... và tới làm gì? → Câu hỏi để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.
- “Anh làm thế nào tới được chốn này... người nhà em bắt gặp nơi đây” → Thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-ét.
- “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” → tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.
- ⇒ Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ, nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.
Câu 5: Chứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận" đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
- Vấn đề "Tình yêu và thù hận' đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này:
- Vấn đề thù hận: Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.
- Tình yêu của hai người có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích.
- ⟹ Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận. Thù hận bị đẫy lùi chỉ còn lại tình đời, tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn. Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại.
Trên đây là bài Soạn văn 11 Tình yêu và thù hận tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tình yêu và thù hận.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----