1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: (6 câu thơ đầu): Khát vọng thấu hiểu trong tình yêu.
- Phần 2: (22 câu tiếp): Khát khao được dâng hiến, hi sinh.
2. Hướng dẫn soạn văn Bài thơ số 28
Câu 1: Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:
Như Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Trăng kia muốn vào sâu biển cả
thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
- Khát vọng thấu hiểu trong tình yêu.
Câu 2: Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận:
được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhắm mục đích gì?
- Cấu trúc giả định rồi phủ định, tới kết luận được lặp đi lặp lại nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu: Giả thiết đời anh quý giá, đẹp đẽ như hoa ngọc, anh sẵn lòng dâng tặng em.
- Tago muốn thể hiện sự vẹn toàn bộ cho người yêu.
- Nhưng trái tim, tâm hồn là thế giới bí ẩn, thăm thẳm không thể dâng trọn vẹn một lần.
- Trái tim là sự phức hợp của tình yêu, nỗi vui sương, khổ đau là vô biên.
- → Tago muốn người đọc hiểu rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô bờ, những người yêu nhau phải hiểu để cùng tận hưởng, chịu đựng vượt qua.
Câu 3: Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu:
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lí như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?
- Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Cách nói ấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ đâu nắm bắt được.
Trên đây là bài Soạn văn 11 Bài thơ số 28 tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Bài thơ số 28.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----