1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: (2 câu đầu): Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn.
- Phần 2: (2 câu cuối): Bức tranh sinh hoạt của con người.
2. Hướng dẫn soạn văn Chiều tối
Câu 1: Phân tích bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa xác với nguyên tác.
- Câu 2 dịch chưa sát nghĩa, cụm từ "cô vân mạn mạn" dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của "chòm mây"
- Câu 3 dịch thừa từ "tối" , dịch từ "thiếu nữ" thành "cô em" không phù hợp với cách nói của Bác.
- Câu 4: dịch thoát ý
Câu 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.
- Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:
- Thời gian: Chiều tối
- Không gian: Bầu trời mênh mông
- → Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.
- Hình ảnh (nhân hoá), mang tính tượng trưng, ước lệ.
- Quyện điểu: con chim mỏi
- Cô vân: chòm mây cô đơn
- Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ
- ⇒ Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh. Tâm hồn luôn hướng về đất nước Bác cố gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.
Câu 3: Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?
- Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối: cụ thể, sinh động.
- Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối - hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và ngôn ngữ trong bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh của bài thơ vừa có nét cổ điển vừa có nét hiện đại:
- Bài thơ chủ yếu là gợi tả không phải miêu tả, nên có tính cô đọng, hàm súc cao.
- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng linh hoạt để tạo tác hình ảnh thơ
- Biện pháp điệp vòng nhấn mạnh vào chữ "hồng" - nhãn tự của bài thơ, xua đi mệt mỏi của người chiến sĩ tù đày.
Trên đây là bài Soạn văn 11 Chiều tối tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Chiều tối.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----