Soạn văn 10 Tổng quan văn học Việt Nam tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
    • Phần 2: Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
    • Phần 3: Con người Việt Nam qua văn học.

2. Hướng dẫn soạn văn Tổng quan văn học Việt Nam

Câu 1Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.

Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

  • Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
    • Văn học viết là các sáng tác bằng chữ viết, mang dấu ấn riêng của tác giả.
    • Sự phát triển của văn học gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.
    • Văn học Việt Nam được chia ra thành ba thời kì lớn:
      • Văn học từ TK I - hết TK XIX
      • Văn học từ đầu TK XX - Cách mạng Tháng 8 năm 1945
      • Văn học từ sau CMT8 năm 1945 - hết TK XX
    • Thời kì đầu được gọi là văn học trung đại, hai thời kì sau được gọi chung là văn học hiện đại.

Câu 3: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

  • Đối tượng trung tâm của văn học là con người và con người trong văn học tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản.
    • Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.
    • Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: Văn học Việt Nam phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
    • Con người trong quan hệ xã hội: Văn học Việt Nam thể hiện mong muốn, ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng.
    • Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Văn học Việt Nam xây dựng một "đạo lí làm người" với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Trên đây là bài Soạn văn 10 Tổng quan văn học Việt Nam tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tổng quan văn học Việt Nam.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?