Soạn văn 10 Cảm xúc mùa thu tóm tắt

1. Bố cục bài thơ

  • Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh mùa thu
  • Phần 2 (4 câu sau): Nỗi niềm của nhà thơ

2. Hướng dẫn soạn văn Cảm xúc mùa thu

Câu 1: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.

  • Bố cục bài thơ: xem mục 1.
  • Có thể chia làm hai phần như vậy là bởi vì 4 câu đầu thiên về tả cảnh, 4 câu sau thiên về tả tình nên giữa hai phần này có tính độc lập nhất định.

Câu 2: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu thơ sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

  • Bốn câu đầu được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa, nhưng đến bốn câu thơ sau không gian đã bị thu hẹp lại.
  • Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì thời gian đang khép lại cùng với sự vận động của tứ thơ từ tả cảnh đến nói tình.

Câu 3: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.

  • Cả bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu có cả cảnh và tình thấm vào nhau.
  • Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề: bài thơ có nhan đề là Thu hứng (cảm xúc mùa thu) do đó toàn bộ bài thơ, hình ảnh và tứ thơ đều chuyển tải cái tình và cảnh mùa thu. Bốn câu thơ đầu là cảnh thu với nỗi u uất của nhà thơ còn ở bốn câu sau tâm sự của nhà thơ lại thấm đẫm vào trong cảnh thu, tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.

Trên đây là bài soạn tóm tắt bài thơ Cảm xúc mùa thu do Chúng tôi biên soạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài học tổng quát của tác phẩm này tại đây: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?