Soạn văn 10 Hứng trở về tóm tắt

1. Bố cục bài thơ

  • Phần 1 (2 câu đầu): Những hình ảnh đơn sơ thân thuộc của miền quê thể hiện nỗi nhớ quê hương của nhà thơ
  • Phần 2 (2 câu sau): Mong muốn trở về của tác giả

2. Hướng dẫn soạn văn Hứng trở về

Câu 1: Nỗi nhớ quê hương hai câu thơ đầu có gì đặc sắc? (Lưu ý: Bài thơ sử dụng những hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng hàm xúc cô đọng lòng người; lí giải vì sao)

  • Nỗi nhớ quê nhà được gợi lên từ những hình ảnh dân dã: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông với hương thơm ngào ngạt, cua đang lúc béo.
  • Cuộc sống ở đất khách quê người dù có sung túc nhưng vẫn không làm lòng tác giả nguôi ngoai nhớ về vùng quê nghèo. Bởi tất cả những gì đã gắn bó máu thịt với tác giả không thể nào thay thế được. Đây là tiếng lòng của nhà thơ được bộc lộ ra một cách tự nhiên và chân thành nhất.

Câu 2: Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo.

  • Bài thơ được mở đầu bằng những hình tượng thơ dân dã với cây dâu già, nong tằm chín, bông lúa thơm, và cua béo ngậy, gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết. Dẫu rằng ở nơi đất khách kia có sung sướng có vui vầy thì cũng không bằng bước chân về trên mảnh đất quê hương nghèo khó mà đượm tình người.

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Hứng trở về do Chúng tôi biên soạn. Ngoài ra, để tham khảo thêm nội dung kiến thức đầy đủ về bài thơ này, các em có thể truy cập tại đây: Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?