1. Bố cục văn bản
- Phần 1 (4 câu đầu): cuộc sống nhàn
- Phần 2 (4 câu còn lại): triết lí về cách sống nhàn và nhân cách của nhà thơ
2. Hướng dẫn soạn văn Nhàn
Câu 1: Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?
- Số từ “một” kết hợp với những hình ảnh giản dị: mai, cuốc, cần câu (danh từ) câu gợi ra một cuộc sống bình dị, tự do tự tại.
- Nhịp thơ của hai câu thơ đều đặn trong cách ngắt nhịp 2/2/3 kết hợp với những hình ảnh, những dụng cụ lao động nơi làng quê tạo nên sự gần gũi, mộc mạc vốn có của nông thôn.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: cuộc sống bình dị với những công việc cũng hết sức thanh nhàn, ung dung và bình yên.
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?
- “Nơi vắng vẻ”: là nơi không người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người; là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn
- “Chốn lao xao”: nơi ồn ào, ở đây ngụ ý nói nơi con người chen chúc xô đẩy nhau để giành giật lợi danh.
- Quan điểm của tác giả về “lợi” và “danh”: tác giả tự nhận mình là “dại” và tìm “nơi vắng vẻ”, nhường cho người “khôn” đến “chốn lao xao”.
- Tác dụng biểu ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4: tạo sự so sánh giữa hai triết lí sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác gỉa.
Câu 3: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5 và 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, Cực khổ? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với thiên nhiên?)
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 và 6:
- Thức ăn quê, dân dã: măng trúc, giá đỗ
- Sinh hoạt: thích tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê khác
- Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đạm bạc mà thanh cao.
Câu 4: Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối là điển tích Thuần Vu Phần, vận dụng với ý: công danh, phú quý rồi cũng như giấc chiêm bao, sẽ tan biến.
- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: một nhân cách cao đẹp, không màng đến lợi danh.
Câu 5: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
Không vất vả, cực nhọc.
Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao
Hòa hợp với tự nhiên
Quan niệm đó là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh khiêm là xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, sống hòa hợp với tự nhiên. Với ông, nhàn không có nghĩa là lánh đời, không quan tâm tới xã hội mà nhàn với ông là cuộc sống không màng tới danh lợi, quyền uy, dù cho hoàn cảnh sống có cực khổ nhưng trong tâm hồn sẽ được tự do tự tại, thoải mái.
Trên đây là bài soạn văn tóm tắt bài thơ Nhàn đã được Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống bài học tổng quát tại đây: Nhàn của nguyễn Bỉnh Khiêm.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----