1. Bố cục văn bản
- Bài 1: Ca dao tự trào
- Bài 2, 3, 4: Ca dao châm biếm
2. Hướng dẫn soạn văn Ca dao hài hước
Câu 1:
Bài 1: Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết:
Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo. (Đây là tiếng chửi về điều gì, cười ai? Tiếng cười đó có ý nghĩa như thế nào?)
- Việc thách cưới và dẫn cưới ở đây rất đặc biệt:
- Việc dẫn cưới: Chàng trai có những dự định lớn: muốn có một hôn lễ linh đình nhưng vì những lí do khách quan mà không thể thực hiện được (dẫn voi thì sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ co gân) nên chàng trai quyết định “Dẫn con chuột béo mời dân mời làng”. Lí lẽ này thật thông minh, hóm hỉnh.
- Việc thách cưới: cô gái thách cưới chàng trai một “nhà khoai lang” nghe có vẻ là dễ nhưng cô gái hiểu rõ hoàn cảnh của chàng trai không thể đáp ứng nên chỉ cần một nhà khoai lang thôi cũng đủ rồi.
- Qua việc thách cưới và dẫn cưới ấy, người nông dân tự cười chính cảnh nghèo của mình. Họ không mặc cảm mà còn bằng lòng, chấp nhận cái nghèo từ đó ta càng khâm phục hơn nhân cách và quan niệm sống của họ. Nhờ tiếng cười ấy mà họ quên đi cảnh khổ và lạc quan yêu đời, ham sống hơn.
Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
- Lối nói khoa trương, phóng đại.
- Lối nói giảm dần.
- Cách nói đối lập, phủ định.
- Chi tiết hài hước và giàu liên tưởng.
Câu 2:
Các bài 2, 3, 4: Tiếng cười trong ba bài ca dao này có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.
- Đây là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội, nhưng không phải là tiếng cười đả kích giai cấp mà là phê phán trong nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhở con người ta tránh những thói hư, tật xấu.
- Bài 2: đối tượng châm biếm là bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai.
- Bài 3: mượn lời than thở của người vợ để làm nổi bật, phê phán, lên án sự lười nhác, thảm hại của ông chồng vô tích sự.
- Bài 4: đối tượng gây cười là loại người phụ nữ đỏng đảnh vô duyên nhưng đồng thời cũng nhẹ nhàng chê thứ tình yêu mù quáng, không biết sửa chữa khuyết điểm cho nhau.
Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước?
- Biện pháp tu từ: ngoa dụ, khoa trương, phóng đại, đối lập, trùng điệp, giảm dần, tương phản,…
- Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật điển hình bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị khái quát cao.
- Ngôn ngữ giản dị đời thương mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
Trên đây là bài soạn văn Ca dao hài hước tóm tắt do Chúng tôi biên soạn. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức tổng hợp tại đây: Ca dao hài hước.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----