1. Bố cục văn bản
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “không phải làm việc nặng”): Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính trong truyện.
- Đoạn 2: (“Một hôm người dì ghẻ … rước Tấm về cung”): những thử thách mà Tấm phải trải qua để giành hạnh phúc.
- Đoạn 3 (Còn lại): Tấm trở lại làm người, sống hạnh phúc và trừng trị mẹ con Cám.
2. Hướng dẫn soạn văn Tấm Cám
Câu 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn về cái yếm đỏ,con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi)
- Từ đoạn truyện về cái yếm đỏ, sau đó là đoạn truyện Tấm đi hội đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa Tấm và mẹ con Cám, xoay quanh các sự việc trong cuộc sống hàng ngày. Tấm bị mẹ con Cám bóc lột tất cả vật chất và tinh thần.
- Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa than của Tấm cho thấy mâu thuẫn lúc này không chỉ đơn giản là mâu thuẫn gia đình, nó phát triển lên rộng hơn là mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp.
- Từ diễn biến ấy ta có thể thấy rõ sự hình thành của hai tuyến nhân vật:
- Tuyến mẹ con Cám: độc ác, tàn nhẫn, không từ thủ đoạn nào để giết Tấm
- Tuyến nhân vật Tấm: từ một cô gái chỉ có những hành động phản kháng yếu ớt đã mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để đấu tranh giành lại hạnh phúc.
Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
- Tấm sau khi chết đi hóa thân thành các vật: chim vàng anh, hai cây xoan đào, khung cửi, quả thị ⇒ Sự hóa thân ấy đã cho thấy quan niệm về sự đồng nhất giữa người và vật, và sức sống mãnh liệt mà không thế lực nào có thể tiêu diệt được. Bên cạnh đó, nhân dân ta đã gửi gắm qua niệm: cái chết không phải là sự kết thúc, đặc biệt, những người chết oan ức vẫn sẽ đấu tranh ngay cả khi họ đã chết.
- Sự hóa thân của Tấm còn cho ta thấy sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả trong đạo Phật. Tấm “ở hiền” nên sẽ “gặp lành” bởi vậy nên sau bốn lần hóa thân Tấm đã được trở lại làm người. Có thể thấy tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, trở nên thiết thực hơn. Tấm tìm được hạnh phúc ở kiếp này chứ không phải ở thế giới bên kia hay một thế giới nào khác.
Câu 3: Anh (chị)suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Mẫu thuẫn được đặt ra ngay từ đầu câu chuyện, đó là mẫu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, và tất nhiên, cái thiện luôn thắng.
- Hành động giành lại hạnh phúc của Tấm là đúng theo quy luật. Mà không chỉ vậy, chính mẹ con nhà Cám đã hết lần này đến lần khác hãm hại Tấm, bởi vậy việc Tấm trả thù cũng chính là hành động sinh tồn – muốn tồn tại phải đấu tranh.
Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội)
- Mâu thuẫn xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng): nguyên nhân của mâu thuẫn này là vấn đề thừa kế gia sản và những quyền lợi khác giữa các thành viên trong gia đình.
- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác: cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và kẻ gian ác, bất lương.
- Mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn về quyền lợi, địa vị, đẳng cấp xã hội. Tuy nhiên mâu thuẫn này còn khá mờ nhạt.
Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Tấm Cám do Chúng tôi biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tổng quát của văn bản này tại đây: Truyện Tấm Cám.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----