Soạn văn 10 Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
    • Phần 2: (15 câu tiếp theo): Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.
    • Phần 3: (8 câu cuối): Nỗi đau đớn, dằn vặt của Kiều.

2. Hướng dẫn soạn văn Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên

Câu 1: Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa.

  • Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền và sống lại với những kỉ niệm sâu sắc và tuyệt đẹp của tình yêu: quạt ước (chiếc quạt ước hẹn trăm năm), chén thề (chén rượu thề nguyền chung thủy), kỉ niệm đốt hương, gảy đàn bên nhau, các kỉ vật chiếc vành, bức tờ mây,…
  • Đối với Kiều, mối tình giữa nàng và Kim Trọng vô cùng chân thành, sâu sắc, thiêng liêng, không thể phai mờ.
  • Kiều trao vật, trao duyên cho em nhưng không thể trao tình, nàng đau đớn xót xa tột độ khi phải phá vỡ lời hẹn ước.

Câu 2: Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nhiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này.

  • Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết:
    • Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên, Kiều lấy cái chết làm lời ủy thác.
    • Sau khi trao kỉ vật, Kiều nghĩ tới cái chết.
    • Kiều liên tưởng bản thân mình giống với Đạm Tiên, dự cảm trước cái chết của mình.
    • → Tiếng nói của Kiều là tiếng nói thương thân, phận, của một người con gái tha thiết với tình yêu nhưng bị chia cắt đành “đứt gánh tương tư”.
    • Kiều nghĩ tới cái chết và thấy cuộc đời đầy rẫy oan nghiệt.

Câu 3: Những nhân vật mà Kiều đối thoại cùng và diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.

  • Đối thoại với Thúy Vân:
    • Kiều tha thiết, khẩn nài, trang trọng nhờ em thay mình kết duyên với Kim Trọng.
    • Xót xa, cay đắng bày tỏ lí do để em phải nhận mối tơ thừa.
  • Khi trao kỉ vật, Kiều vừa nói với Vân vừa nói với chính mình:
    • Sống lại những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ, vừa đau đớn khi phải trao kỉ vật tình yêu, vừa giằng xé dữ dội (duyên này thì giữ vật này của chung).
    • Ám ảnh về cái chết và tự thương xót cho số phận oan khuất của mình: tự coi mình là người đã chết, xót thương cho số phận ngang trái, éo le của chính mình.
    • Đau khổ tột độ vì mối tình đầu tan vỡ: Bây giờ trâm gãy gương tan…/…/ Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Than thân trách phận: Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
  • Đối thoại với Kim Trọng: mặc cảm tội lỗi vì tự cho rằng mình đã phụ tình chàng Kim: Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

Câu 4: Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.

  • Nguyễn Du khắc họa nhân vật Kiều trong tình huống éo le, việc phải lựa chọn giữa "hiếu" với "tình":
    • Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Vân.
    • Về mặt tình cảm, nàng yêu tình yêu sâu sắc, mãnh liệt:
      • Kiều thuyết phục Vân nhận lời, trong lòng Kiều vẫn không ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn.
      • Mâu thuẫn giữa tình cảm với lí trí chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến.
    • Kiều hành động thiên về bổn phận nên khi phải từ bỏ tình yêu, Kiều day dứt, đau đớn.
    • Cả lí trí và tình cảm của Thúy Kiều đều sâu nặng → tạo nên nhân cách trong sáng, đẹp đẽ của nàng.

Trên đây là bài Soạn văn 10 Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?