Soạn văn 10 Tào Tháo uống rượu luận anh hùng tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "tiểu đình uống rượu"): Việc Lưu Bị lấy việc làm vườn để che mắt Tào Tháo và giới thiệu hoàn cảnh của tiệc rượu.
    • Phần 2: (Còn lại): Cuộc luận bàn về anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong tiệc rượu.

2. Hướng dẫn soạn văn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Câu 1: Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.

  • Tâm trạng, tính cách:
  • Cách hành xử: cẩn trọng, hoang mang.
  • Khi bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, Huyền Đức "sợ tái mặt". Lúc ngồi uống rượu: càng dè dặt.
  • Khi đánh rơi thìa, đũa: Lưu Bị có cách ứng phó thông minh, tránh được sự nghi ngờ của Tào Tháo.

Câu 2: Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?

  • Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo chứng tỏ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình.
  • Một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ.
  • Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị.
  • Tào Tháo cũng là người thông minh, mưu trí, ngoan cường.
  • Càng cơ trí càng nham hiểm, càng ngoan cường càng tàn bạo.
  • → Tào Tháo bộc lộ bản chất gian hùng

Câu 3: Phân tích những điểm khác nhau về tính cách của giữa Lưu Bị và Tào Tháo.

  • Tào Tháo (gian hùng):
    • Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.
    • Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người.
    • Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.
    • Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.
  • Lưu Bị (anh hùng):
    • Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.
    • Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.
    • Khôn ngoan, linh hoạt che giấu 1 được hành động sơ suất của mình.
    • Là người anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại.

Câu 4: Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc.

  • Tình huống kịch tính, đặt nhân vật vào tình thế thử thách (chi tiết Lưu Bị giật mình bất giác làm rơi thìa đũa cầm ở tay).
  • Lời thoại của nhân vật tuy ngắn gọn nhưng lại liền mạch, nối tiếp nhau khiến người đọc hiểu rõ đặc điểm tính cách của từng nhân vật.
  • Hoàn cảnh trong câu chuyện được xây dựng một cách tự nhiên, không gò ép (việc mơ chín, nấu rượu, mời rượu và bàn luận về anh hùng trong thiên hạ).
  • Cách kể chuyện giản dị, ngôn từ dễ hiểu, chủ yếu tập trung vào tình tiết là chính.

Trên đây là bài Soạn văn 10 Tào Tháo uống rượu luận anh hùng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?