1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến “giữ nước vậy”): Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn
- Phần 2: (Tiếp theo đến “mới cho Quốc Tảng vào viếng”): Trần Quốc Tuấn thử lòng gia tướng và các con.
- Phần 3: (Còn lại): Những đặc điểm, phẩm chất của Trần Quốc Tuấn
2. Hướng dẫn soạn văn Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Câu 1: Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?
- Kế sách giữ nước qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua:
- Tùy thời thế có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
- Điều kiện quan trọng là toàn dân đoàn kết trên dưới một lòng sẽ thắng giặc.
- Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo dân có đời sống sung túc.
- → Người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn thương dân, trọng dân, biết lo cho dân.
Câu 2: Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?
- Trần Quốc Tuấn có suy nghĩ riêng với lời cha dặn: "Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải". Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng.
- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người
- Ngầm cho là phải
- Trước lời của Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và không muốn sau này Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối
- → Ông là người trung nghĩa, không tư lợi cá nhân. Luôn yêu thương con nhưng cũng rất nghiêm khắc, thẳng thắn khi giáo dục con cái.
Câu 3: Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của tác giả (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?)
- Phẩm chất nổi bật của Trần Quốc Tuấn: lòng trung quân ái quốc.
- Trung thành với vua: ý thức yêu nước sâu sắc, trách nhiệm với đất nước.
- Lòng trung thành của ông được đặt trong thử thách, bản thân ông bị đặt trong mối quan hệ "trung" và "hiếu".
- Ông đặt chữ "trung" lên trên chữ "hiếu", nợ nước trên tình nhà.
- Là vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược, đức độ.
- → Tác giả khắc họa trong nhiều mối quan hệ và đặt trong tình huống có tính thử thách: quan hệ với nước, với vua, với hộ dân, nhắc nhở vua "khoan sức dân", với tướng sĩ dưới quyền, quan hệ đối với con cái, quan hệ với bản thân.
- → Ông mẫu mực là vị tướng toàn đức, toàn tài, được dân ngưỡng mộ, tới cả giặc cũng phải kính phục.
Câu 4: Anh (chị ) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ để làm nổi bật phẩm chất: Với vua + Với nước + Với dân + Với tướng sĩ + Với các con + Với chính mình.
- → Tác giả đã thành công trong việc lựa chọn chi tiết đặc sắc, có thật để khắc họa chân dung nhân vật.
- Nghệ thuật kể chuyện:
- Không đơn điệu theo trình tự thời gian.
- → Sinh động, hấp dẫn, làm nổi bật nhân vật được kể (là ai, có kì tích gì, phẩm chất gì?)
- Khéo léo lồng vào những lời nhận xét, bình luận.
- → Định hướng cho người đọc về nhân cách của nhân vật.
- → Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với những chi tiết chọn lọc và xúc động, đoạn trích khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.
Câu 5: Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh “Tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì?
A. Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa
B. Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hóa ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.
C. Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người.
D. Ý kiến khác.
- Đáp án D.
Trên đây là bài Soạn văn 10 Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----