1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 4 phần:
- Phần 1: Các thành phần của văn học từ thế kỉ X- XIX.
- Phần 2: Các giai đoạn phát triển của VH từ thế kỉ X- XIX.
- Phần 3: Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X-XIX.
- Phần 4: Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học thế kỉ X- XIX.
2. Hướng dẫn soạn văn Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Câu 1: Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Điểm chung:
- Đều do người Việt sáng tác.
- Đều tiếp thu văn học Trung Quốc.
- Đều đạt được thành tựu to lớn.
- Điểm riêng:
- Văn học chữ Hán
- Ra đời vào thế kỉ X.
- Gồm thơ và văn xuôi.
- Chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật,…
- Văn học chữ Nôm
- Cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện.
- Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi.
- Chỉ tiếp thu một số thể loại từ Trung Quốc (phú, văn tế, thơ Đường luật) sáng tạo các thể loại mới (ngâm khúc, truyện thơ, hát nói).
- Văn học chữ Hán
Câu 2: Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II (các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam theo mẫu sau:
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Từ TK.X đến hết TK.XIV | Chủ nghĩa yêu nước với âm hưởng hào hùng |
|
|
Từ TK.XV đến hết TK.XVII | Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng ngợi ca, đến phản ánh và phê phán hiện thực |
|
|
Từ TK.XVIII đến nửa đầu TK. XIX | Chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện và phát triển tới đỉnh cao |
|
|
Từ nửa cuối TK.XIX | Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng; có tư tưởng cách tân đất nước |
|
|
Câu 3: Nêu một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Viết Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- Chủ nghĩa yêu nước.
- Chủ nghĩa nhân đạo: lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người, quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
- Cảm hứng thế sự: phản ánh hiện thực xã hội và cuộc sống đau khổ của nhân dân.
Câu 4: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật?
- Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn:
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
- Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.
Trên đây là bài Soạn văn 10 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XI.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----