1. Bố cục bài thơ
- Hai câu đầu: Sự vô tư của người chinh phụ
- Hai câu sau: Nỗi niềm của người chinh phụ
2. Hướng dẫn soạn văn Nỗi oán của người phòng khuê
Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ?
- Cấu tứ của bài thơ theo mạch cảm xúc của người khuê phụ.
- Người khuê phụ có sự thay đổi tâm trạng từ không biết buồn sang hối hận vì khi nhìn tuổi xuân của mình qua đi còn người chồng nơi chiến trường thì không thấy tin tức gì.
Câu 2: Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?
- Dương liễu là loài cây tượng trưng cho mùa xuân và sự li biệt. Khi người khuê phụ nhìn thấy cây dương liễu đâm chồi, nàng biết lại một tuổi xuân của nàng trôi qua mà chồng thì vẫn ở ngoài chiến trường. Đồng thời, nàng cũng ý thức được cái giá của việc kiếm tước hầu khi ra trận của chồng.
Câu 3: Vì sao với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường?
- Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì tuy bài thơ không hề đề cập đến hai từ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn thấy được những hậu quả do chiến tranh gây ra: hủy hoại tuổi trẻ của con người, phá vỡ hạnh phúc lứa đôi, cướp đi sự vô tư, yêu đời của những cô gái trẻ
Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Nỗi oán của người phòng khuê do Chúng tôi biên soạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nội dung kiến thức đầy đủ tại đây: Nỗi oán của người phòng khuê.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----