Soạn văn 10 Cáo bệnh, bảo mọi người tóm tắt

1. Bố cục bài thơ

  • Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Thể hiện quy luật của cuộc sống
  • Phần 2 (bốn câu cuối): Quan niệm nhân sinh cao đẹp

2. Hướng dẫn soạn văn Cáo bệnh, bảo mọi người

Câu 1: Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? Nếu đảo câu thơ 2 lên vị trí câu thơ đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? Đảo như thế, trong những quy luật trên, quy luật nào giữ nguyên, quy luật nào ảnh hưởng, vì sao?

  • Hai câu thơ đầu nói lên quy luật sinh hóa tự nhiên của sự vật để thấy được con người cũng có quy luật vận động, biến đổi có sinh rồi có diệt như vậy.
  • Nếu đảo câu thơ thứ 2 lên đầu thì ý thơ sẽ thay đổi, bởi tác giả nhìn sự vật vận động theo quy luật xuân qua rồi xuân sẽ tới, hoa rụng rồi sẽ có hoa tươi. Nếu đảo những quy luật trên thành xuân đến rồi xuân qua, hoa tươi rồi hoa rụng thì ta sẽ thấy đó là một cái nhìn bi quan, khép lại vòng luân hồi.

Câu 2: Câu 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Anh (chị) cảm nhận thế nào về tâm trạng tác giả qua hai câu thơ này? Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

  • Câu 3 và 4 nói lên quy luật của một đời người: sinh – lão – bệnh – tử.
  • Quy luật này là một lẽ tự nhiên tất yếu bởi tuổi trẻ rồi sẽ qua đi, tuổi già ắt đến. Hai câu thơ có chút bâng khuâng nuối tiếc vì thời gian của vũ trụ thì vô thủy vô chung mà đời người thì ngắn ngủi.
  • Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy: nó bắt nguồn từ sự tha thiết yêu cuộc sống, mong muốn được cống hiến cho đời, nhưng nhà thơ cũng ý thức được sự hữu hạn của đời người nên không muốn sống hoài sống phí.

Câu 3: Hai câu cuối có phải là nhà thơ tả thiên nhiên không? Câu thơ đầu khẳng định “Xuân qua trăm hoa rụng” vậy mà hai câu thơ cuối lại nói mùa xuân tàn mà vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về cành mai trong hai câu thơ cuối.

  • Hai câu thơ cuối không đơn thuần chỉ là miêu tả thiên nhiên mà nó còn là sự giác ngộ của con người khi vượt lên trên lẽ hóa sinh thông thường.
  • Hình ảnh “cành mai” nở lúc mùa xuân tàn thoạt nhìn thì có lẽ vô lí nhưng sự vô lí ấy lại mang đến một ý nghĩa triết lí sâu sắc, toát lên được sự lạc quan, bất diệt của sự sống.
  • Hình ảnh cành mai ở hai câu thơ cuối là một hình tượng nghệ thuật đẹp bởi mai là một trong bốn loại cây tứ quý, nó mang vẻ đẹp của sự thanh tao, dịu dàng. Đồng thời, hình ảnh cành mai nở sau một đêm đông dài cũng cho thấy sức sống sinh sôi bất diệt dù cho hoàn cảnh có giá rét.

Câu 4: Qua bài kệ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả?

  • Lòng yêu đời và lạc quan của tác giả được thể hiện qua cách nói khẳng định cùng hình tượng của một nhành mai trước đêm gió rét. Từ đó, tác giả muốn nói lên sự sinh sôi và bất diệt của vạn vật. Mở đầu bằng hình ảnh xuân qua, hoa rụng nhưng kết thúc lại bằng hình ảnh một nhành mai nở trước sân dù mùa xuân đã đi qua, cho thấy tác giả có một cái nhìn rất lạc quan, ung dung, tự tại trước những quy luật của sinh hóa.

Trên đây là bài soạn văn Cáo bệnh, bảo mọi người tóm tắt do Chúng tôi biên soạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nội dung tổng quát của bài thơ này tại đây: Bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác thiền sư.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?