Soạn văn 10 Vận nước tóm tắt

1. Bố cục bài thơ

  • Phần 1 (hai câu thơ đầu): nói về vận nước ta
  • Phần 2 (hai câu cuối): nhận thức về đường lối chính sách

2. Hướng dẫn soạn văn Vận nước 

Câu 1: Tác giả so sánh “Vận nước như dây leo quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền, Sự lâu dài, Sự phát triển thịnh vượng?)

  • Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây quấn quýt” ý nói sự bền chắc, thịnh vượng của nước nhà.

Câu 2: Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về:

Hoàn cảnh đất nước:

  • Sau khi vua Đại Hành địch thân cầm quân chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước toàn thắng. Vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho muôn dân. Bài thơ thể hiện sự thống nhất trên dưới một lòng của chủ tướng với quân dân.

Tâm trạng tác giả:

  • Rất tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ cho thấy tâm trạng của tác giả: vui tươi, lạc quan và tự hào.

Câu 3: Đọc tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ “vô vi”, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định “Vô vi trên điện các – Chốn chốn dứt đao binh”

  • “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên.
  • Hai câu cuối, tác giả lại khẳng định như vậy là vì người trị quốc nếu biết dùng trí và đức của mình mà trị vì đất nước, làm cho nhân dân cảm phục, mến mộ thì quốc gia ấy sẽ thái bình thịnh trị.

Câu 4: Theo anh (chị), hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

  • Hai câu thơ cuối thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa binh, chống lại chiến tranh của dân tộc Việt Nam ta.

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Vận nước do Chúng tôi biên soạn dựa trên hệ thống câu hỏi trong chương trình SGK Ngữ văn 10. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo thêm bài tổng quát về văn bản này tại đây: Bài thơ Vận nước của Pháp Thuận.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?