Soạn văn 10 Lầu Hoàng Hạc tóm tắt

1. Bố cục bài thơ

  • Bốn câu thơ đầu: Hoài niệm quá khứ
  • Bốn câu thơ sau: Sự thất vọng trước hiện tại và nỗi buồn nhớ quê

2. Hướng dẫn soạn văn Lầu Hoàng Hạc

Câu 1: Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy thì dụng ý của tác giả là gì?

  • Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy thì dụng ý của tác giả là: nói về quan hệ giữa người với người, thời gian, không gian, giữa hư và thực, giữa cảnh và tình,…

Câu 2: Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại “khiến người buồn”?

  • Tất cả cảnh đều đẹp nhưng lại “khiến người buồn” vì trong lòng tác giả chứa nhiều tâm sự, tự thấy mình chưa thật vẹn toàn.

Câu 3: Có người nói rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn”. Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào, tại sao?

  • Gợi ý: tùy theo cảm nhận của bản thân mà em chọn và lí giải.
  • Nếu chọn ý kiến 2, các em có thể lí giải: chữ “sầu” như là một sự tất yếu, là kết quả của một quá trình suy nghĩ, liên tưởng và buồn trong lòng của con người. Bởi trong lòng đang vướng nỗi sầu đau thì khi đứng trước cảnh đẹp nhưng là quê người thì nỗi buồn ấy lại càng thêm sầu.

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt bài thơ Lầu Hoàng Hạc. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức đầy đủ của tác phẩm này tại đây: Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?