SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
1.Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của Fe ?
A. 26Fe: [Ar]4s23d6. B. 26Fe: [Ar] 3d64s2.
C. 26Fe : [Ar] 3d8 D. 26Fe: [Ar] 3d74s1
2. Cấu hình electron nào dưới đây viết đúng?
A. 26Fe: [Ar]4s23d6. B. 26Fe2+: [Ar]4s23d4.
C. 26Fe2+: [Ar]3d44s2. D. 26Fe3+: [Ar]3d5
3. Cấu hình nào sau đây của ion Fe2+?
A. [Ar]3d6 B. [Ar]3d5 C. [Ar]4s23d4 D. [Ar]4s23d3
4. Cấu hình nào sau đây của ion Fe3+?
A. [Ar]4s23d3 B. [Ar]4s13d4 C. [Ar]3d3 D. [Ar]3d5.
5. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Fe là kim loại chuyển tiếp, thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB, ô số 26 trong bảng tuần hoàn
B. Fe là nguyên tố d, cấu hình electron là [Ar]3d64s2.
C. Khi tạo ra các ion sắt, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 3d trước phân lớp 4s .
D. Nguyên tử Fe khi tham gia phản ứng không chỉ nhường electron ở phân lớp 4s mà còn có thể nhường thêm electron ở phân lớp 3d.
6. Tính chất vật lý nào sau đây của Sắt khác với các đơn chất kim loại khác.
A.Tính dẻo, dễ rèn. B.Dẫn điện và nhiệt tốt.
C.Có tính nhiễm từ . D.Là kim loại nặng.
7. Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl. B. Fe tác dụng với dung dịch HCl.
C. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). D. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.
8. Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra:
A. Sắt tác dụng với dung dịch HCl. B. Sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
C. Sắt tác dụng với dung dịch HNO3. D. Sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội
9. Phương trình hóa học nào dưới đây viết sai?
A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4. B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
C. Fe + 2S → FeS2 . D. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2
10. Hòa tan hết cùng một lượng Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra cùng trong điều kiện là
A. (1) bằng (2). B. (1) gấp đôi (2). C. (2) gấp rưỡi (1). D. (2) gấp ba (1).
11. Phản ứng nào sau đây sai :
A. 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
B. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O
C. FeO + CO → Fe + CO2
D. Fe3O4 + 8 HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4 H2O
12. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa – khử?
A. H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2
B. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
C. 4H2SO4 + Fe3O4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
D. 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
13. Cho phương trình hóa học : aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 ( a, b, c, d là các số nguyên tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là ?
A. 25 B. 24 C. 27 D. 26
14. Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là ?
A. hematit nâu B. manhetit C. xiderit D. hematit đỏ
15. Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại
A. Cu. B. Zn. C. Au. D. Ag.
16. Một tấm kim loại bằng Au bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất trên bề mặt bằng dung dịch nào sau đây:
A. Dung dịch CuCl2 dư. B. Dung dịch ZnCl2 dư.
C. Dung dịch FeCl2 dư. D. Dung dịch FeCl3 dư.
17. Hỗn hợp bột Mg, Zn, Fe, Al. Để thu được sắt tinh khiết từ hỗn hợp, ta ngâm hỗn hợp trong các dung dịch dư nào.
A. Mg(NO3)2 B. Zn(NO3)2 C. Fe(NO3)2 . D. Al(NO3)3
18. Cho 2 thanh Fe có khối lượng bằng nhau. Lấy thanh 1 cho tác dụng với khí Cl2, thanh 2 ngâm trong dung dịch HCl. Hỏi sau khi phản ứng xong thì khối lượng muối clorua thu được có bằng nhau không? Vì lí do nào?
A. Bằng nhau vì lượng Fe phản ứng bằng nhau.
B. Bằng nhau vì tạo ra cùng một loại muối.
C. Không bằng nhau vì số mol hai muối bằng nhau nhưng phân tử khối hai muối khác nhau.
D. Không xác định được vì lượng Fe không biết trước.
19. X là nguyên tố chu kỳ IV. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử X và ion của X là:
- Của nguyên tử X là: ( n-1)d6 4s2 .
- Của ion X2+ : (n-1) d6.
- Của ion X3+ : (n-1) d5.
X là kim loại nào sau đây:
A. Cu B. Fe C. Zn D. Mn
20. Khi cho bột sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo ra dung dịch mầu lam nhạt. Trong các phản ứng đó chất nào đóng vai trò oxi hoá:
A. HCl là chất oxi hoá. C. Ion Cl– là chất oxi hoá.
B. Không có chất oxi hoá. D. Ion H+ là chất oxi hoá .
21. Phản ứng nào sau đây viết sai ?
1. 2Fe + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2 .
4. Fe + 4HNO3 (loãng) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
2. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 .
5. 3Fe + 2CuCl2 → 3 FeCl3 + 2Cu .
3. 2Fe + 6H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
A. 1, 2, 3. B. 3, 4, 5. C. 1, 3, 5 . D. 2, 4.
22. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X. Cho kim loại M tác dụng với HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M là
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe.
23. Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa b mol CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng thấy trong dung dịch có a mol FeSO4, (b – a) mol CuSO4 và chất rắn có a mol Cu. Quan hệ giữa a và b là
A. a = b. B. a > b. C. a < b. D. a 2b.
24. Hai thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các kim loại: Al, Fe, Mg, Ag?
A. Dung dịch HCl, qùi tím. B. Dung dịch HCl, dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH . D. Dung dịch CuSO4, dung dịch BaCl2.
25. Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Fe dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+.
B. Fe là kim loại có tính khử trung bình: Fe có thể bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+.
C. Khi tạo ra các ion Fe, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 4s trước phân lớp 3d.
D. Fe là kim loại có tính khử mạnh: Fe có thể bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+.
26. Trong các tính chất lý học của sắt thì tính chất nào là đặc biệt?
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B.Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
C. Khối lượng riêng rất lớn. D.Có khả năng nhiễm từ .
27. Khi cho lượng sắt dư tan trong HNO3 loãng thu được dung dịch X có mầu xanh nhạt. Hỏi trong X chủ yếu có chất gì cho dưới đây:
A. Fe(NO3)3 + HNO3 + H2O B. Fe(NO3)2 + HNO3 + H2O
C. Fe(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2O D. Fe(NO3)2 + H2O.
28. Điều chế sắt tinh khiết theo phương trình chủ yếu nào sau đây:
A. Điện phân Fe2O3 nóng chảy. B.Điện phân dung dịch muối FeSO4 .
C. Dùng H2 khử Fe2O3 tinh khiết. D.Dùng Mg để khử ion Fe2+ trong dung dịch H2O.
29. Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl , H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ.
A. FeO + H2. B.FeO + HCl . C.FeO + HNO3. D. FeO + H2SO4 đặc.
30. Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)
NaOH → Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 → BaSO4
Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2 B. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
C. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2 D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2
31. Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X2 chứa chất tan là
A. Fe2(SO4)3 B. FeSO4 C. Fe2(SO4)3 và H2SO4 D. FeSO4 và H2SO4
32. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Fe + dung dịch FeCl3 B. Fe + dung dịch HCl
C. Cu + dung dịch FeCl3 D. Cu + dung dịch FeCl2
33. Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2 B. V1 = 10V2 C. V1 = 5V2 D. V1 = 2V2
34. Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép .
B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
35. Cho các phản ứng sau :
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là:
A. Ag+, Fe2+, Fe3+ B. Fe2+, Fe3+, Ag+ . C. Fe2+, Ag+, Fe3+ D. Ag+, Fe3+, Fe2+
36. Fe(OH)2 được điều chế từ phản ứng nào dưới dây:
A. Fe + H2O →
B. FeO + H2O →
C. Điện phân dung dịch FeCl2 có màng ngăn →
D.FeSO4 + dung dịch NaOH →
37. Phản ứng nào sau đây minh hoạ tính khử của FeSO4 :
(1). FeSO4 + Mg
(2). FeSO4 +AgNO3
(3). FeSO4 + Ba(OH)2
(4). FeSO4 +O2 +H2O
(5). FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
(6) FeSO4 + Na2S
(7). FeSO4 + H2SO4 đặc nóng.
A. Phản ứng (1) và (4).
B. Phản ứng (2), (4), (5).
C. Phản ứng (2) (4) (5) (7) .
D. Phản ứng (6) và (7).
38. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ các muối Fe(III) thể hiện tính oxi hoá:
(1). FeCl3 + Fe
(2). Fe2(SO4)3 + Cu
(3). Fe2(SO4)3 + AgNO3
(4). FeCl3 + KI
(5). Fe(NO3)3 + HNO3 đặc
(6). FeBr3 + NaOH
A.Các phản ứng (3), (4) . B. Các phản ứng (1), (2), (4).
C. Các phản ứng (1), (2). D. Các phản ứng (3), (5), (6).
39. Cho các phản ứng sau :
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là:
A. Ag+, Fe2+, Fe3+ B. Fe2+, Fe3+, Ag+ . C. Fe2+, Ag+, Fe3+ D. Ag+, Fe3+, Fe2+
40. Phản ứng nào sau đây viết sai:
A. 2Fe + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + S + 4H2O.
B. 8Fe + 15H2SO4 đặc → 4Fe2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O.
C. 2Fe + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2 .
D. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
41. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây có màu nâu đỏ?
A. Mg(OH)2. B. Al(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3.
42. Cho 4 kim loại : Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch : ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeCl3. Kim loại nào phản ứng được với 3 trong số 4 dung dịch :
A. Fe. B. Mg C. Al D. Cu
43. Để diều chế sắt trong công nghiệp người ta dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau:
A. Điện phân dung dịch FeCl2 B. Khử Fe2O3 bằng Al
C. Khử Fe2O3 bằng CO . D. Mg tác dụng vơi FeCl2
44. Trong 3 oxít FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụng với axít HNO3 cho ra chất khí.
A. Chỉ có FeO. B. Chỉ có Fe2O3. C. Chỉ có Fe3O4. D. FeO và Fe3O4 .
45. Phản ứng nào dưới đây hợp chất sắt đóng vai trò oxi hoá :
A. Fe2O3 + 6 HCl → 2 FeCl3 + 3 H2O
B. 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2 KCl + I2
C. 10FeO + 2KMnO4 +18H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 18H2O
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
46. Để nhận biết 3 hỗn hợp: Fe + FeO ; Fe + Fe2O3 ; FeO + Fe2O3 dùng cách nào sau đây.
A. HNO3 và NaOH B. HCl và dung dịch KOH .
C. H2SO4 đặc và KOH D. HCl và H2SO4 đặc.
47. Phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra ?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 B. Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
C. 2Fe + 3I2 → 2FeI3 D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
48. Cho sắt tác dụng với HNO3 loãng ta thu được hợp chất của sắt là:
A. Muối sắt (III). B. Muối sắt (II). C. Oxit sắt (III). D. Oxit sắt (II).
49. Có 6 lọ đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các lọ trên?
A. HCl. B. H2SO4. C. NaOH. D. Na2CO3.
50. Trong các chất sau: Fe, FeSO4 , Fe2(SO4)3 chất nào chỉ có tính khử , chất nào có cả 2 tính chất oxi hóa và khử ? Cho kết quả theo thứ tự
A. Fe, FeSO4 B. FeSO4 , Fe2(SO4)3 C. Fe, Fe2(SO4)3 D. Fe, FeSO4,Fe2(SO4)3
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Sắt và hợp chất của sắt môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- Bài tập vận dụng có đáp án chuyên đề sắt và hợp chất của sắt
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.