Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế môn Vật Lý 9

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lện thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

b. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào  hiệu điện thế

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0,I = 0).

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1:   Dựa vào số liệu ở bảng sau, hãy vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa U và I, nhận xét xem nó có phải là đường thẳng đi qua gốc toạ độ hay không.

Hướng dẫn giải:

- Đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U:

- Đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.

Bài 2: Điền từ vào chỗ trống:

Để tăng hay giảm ...... chạy qua dây dẫn (cho trước) thì cần ...... hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

Điểm khác nhau giữa hai mạch điện để khi mắc hai bóng đèn như nhau vào mạch điẹn lại cho các dòng điện có cường độ khác nhau là ...... giữa hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch có hiệu điện thế .. sẽ cho dòng điện có cường độ .. chạy qua bóng đèn.

Hướng dẫn giải:

Để tăng hay giảm ...cường độ dòng điện... chạy qua dây dẫn (cho trước) thì cần ...thay đổi... hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

Điểm khác nhau giữa hai mạch điện để khi mắc hai bóng đèn như nhau vào mạch điẹn lại cho các dòng điện có cường độ khác nhau là ...hiệu điện thế... giữa hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch có hiệu điện thế khác nhau sẽ cho dòng điện có cường độ khác nhau chạy qua bóng đèn.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4A. Quan sát bảng giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện sau đây và cho biết giá trị nào của A, B, C, D là không phù hợp?

A. IA = 0,54A.               

B. IB = 0,8A.                 

C. UC = 19V.                

D. UD = 20V.

Câu 2: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ như thế nào?

A. Cường độ dòng điện giảm đi 3 lần.             

B. Cường độ dòng điện tăng lên 3 lần.

C. Cường độ dòng điện giảm đi 0,2A.             

D. Cường độ dòng điện là I = 0,2A.

Câu 3: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng?

A. Cả hai kết quả đều đúng                              

B. Cả hai kết quả đều sai

C. Kết quả của B đúng                                       

D. Kết quả của A đúng

Câu 4: Trên hình vẽ. Hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa cường độ dòng điện I(A) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế U(V) đặt vào hai đầu dây dẫn đó?

A. Đồ thị c.                    

B. Đồ thị b.                    

C. Đồ thị                        

D. D.                               

Đồ thị a.

Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

A. Luân phiên tăng giảm                                    

B. Không thay đổi

C. Giảm bấy nhiêu lần                                       

D. Tăng bấy nhiêu lần

Câu 6: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.

D. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.

Câu 7: Khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn đã thay đổi thế nào?

Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. Giảm 3 lần.                                                      

B. Không thay đổi.

C. Không thể xác định chính xác được.          

D. Tăng 3 lần.

Câu 8: Để đo cường độ dòng điện qua đèn, người ta mắc theo một trong bốn sơ đồ sau. Hãy cho biết sơ đồ nào ampe kế mắc đúng?

A. Sơ đồ c.                    

B. Sơ đồ a.                   

C. Sơ đồ b.                   

D. Sơ đồ d.

Câu 9: Quan sát sơ đồ mạch điện. Phát biểu nào đúng

A. Số chỉ của Ampe kế cho biết cường độ của dòng điện trong mạch.

B. Số chỉ của Vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn R.

C. Các phát biểu còn lại đều đúng.

D. Dòng điện chạy qua vật dẫn theo chiều từ A đến B.

Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó?

A. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

C. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

D. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn luôn gấp hai lần hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

ĐÁP ÁN

1

A

5

C

9

C

2

D

6

A

10

B

3

C

7

A

 

 

4

C

8

D

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế môn Vật Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?