Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ môn Vật Lý 7

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT GƯƠNG KHI ĐÃ BIẾT CẢ TIA TỚI VÀ TIA PHẢN XẠ

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

  - Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

    - Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’

    - Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

    - Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Một cột điện cao 8m có bóng in trên mặt đất là 5m. Một cột cờ trong cùng điều kiện đó có bóng in trên mặt đất là 8m thì chiều cao của cột điện là:

A. 5 m      B. 8 m

C. 12,8 m      D. Một giá trị khác

Hướng dẫn giải

Gọi AB = 8m = chiều cao cột điện; AO = 5m = chiều dài bóng cột điện

Gọi CD = chiều cao cột cờ; CO = 8m = chiều dài bóng cột cờ

Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất là cùm tia song song, nên từ hình 1.5 ta có hai tam giác ABO đồng dạng với tam giác CDO. Do đó:

CD/AB = CO/AO

Chiều cao của cột điện là:

CD = CO/AO .AB = 12,8m

Đáp án: C

Bài 2 : Chọn câu trả lời đúng

Một nguồn sáng điểm S đặt trước một màn chắn M cách màn 50 cm. Trên M khoét một lỗ tròn tâm O, bán kính R = 30 cm. S nằm trên đường thẳng qua tâm O và vuông góc với mặt phẳng màn M. Sau M người ta đặt một màn chắn M’ song song với M và cách S 1m như hình 1.6. Trên M’ thu được một vệt sáng tròn có:

A. Bán kính 15 cm

B. Bán kính 30 cm

C. Đường kính 60 cm

D. Đường kính 120 cm

Tóm tắt

AO = R = 30cm; SO = 50cm; SO’ = 1m

Hướng dẫn giải

Từ hình 1.6 ta có SO’ = 2.SO = 1m

AB là đường trung bình của tam giác SCD

Do đó đường kính của vệt sáng trên màn M’ là:

CD = 2 AB = 4 AO = 120cm

Đáp án: D

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương:

 A. 14 cm

B. 16 cm

 C. 8 cm

 D. 20cm

Bài 2: Hai tấm gương phẳng giống hệt nhau được đặt vuông góc với nhauvà vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào?

 A. Hai ảnh có chiều cao như nhau.

 B. Hai ảnh giống hệt nhau.

 C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau.

D. Cả A và B đều đúng.

Bài 3: Tia sáng chiếu tới gương phẳng có giá trị nào sau đây thì tia phản xạ hợp với mặt gương một góc 60°.

 A. 60°

 B. 40°

C. 30°

 D. 20°

Bài 4: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80°. Góc phản xạ là bao nhiêu?

 A. 20°                    B. 40°                         C. 60°                         D. 80°

Bài 5: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?

A. Màn hình tivi        

B. Mặt hồ nước trong

C. Mặt tờ giấy trắng        

D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat

Bài 6: Chọn câu trả lời đúng

Một đèn ống dài 60 cm được mắc vào đúng giữa trần nhà. Một người cầm một tờ bìa, ở giữa có đục một lỗ tròn nhỏ đặt sao cho tờ bìa song song với mặt sàn và cách sàn nhà 50 cm. Lỗ tròn nằm trên đường thẳng đứng qua đèn. Trên mặt sàn ta thấy có một ảnh của bóng đèn dài 10 cm. Chiều cao của phòng đó là:

A. 2,5 m      

B. 3 m

C. 3,5 m      

D. 4 m

Bài 7: Một người nhìn thấy ảnh đỉnh một cột điện trên một vũng nước nhỏ. Người ấy đứng cách vũng nước 2 m và cách chân cột điện 12 m. Mắt người này cách chân 1,6 m. Chiều cao cộ điện đó là:

A. 8 m      

B. 9,6 m

C. 11,2 m      

D. Một giá trị khác

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?