PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CÁCH TÍNH GÓC PHẢN XẠ, GÓC TỚI
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng.
- Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.
Ví dụ: Cho góc hợp bởi tia tới và gương (góc α). Tính góc tới i và góc phản xạ i’.
Từ hình vẽ ta có: i + α = 900
⇒ i' + β = 900
Mà i’ = i ⇒ α = β
⇒ i' = i = 900 - α
* Lưu ý:
- Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức
i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.
- Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?
A. 900 B. 750 C. 600 D. 300
Hướng dẫn giải:
- Góc hợp bởi tia tới hợp tia phản xạ là góc
\(\widehat{SIR}=\widehat{SIN}+\widehat{NIR}=i+{i}'\)
- Theo đề bài, góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 1200 nên ta có:
\(\widehat{SIR}=i+{i}'={{120}^{o}}\)
- Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc phản xạ
bằng góc tới nên i’ = i
\(\begin{array}{*{35}{l}} \Rightarrow \widehat{SIR}=i+{i}'=2i={{120}^{o}} \\ \Rightarrow i={{60}^{o}}hay\widehat{SIR}={{60}^{o}} \\ \end{array}\)
Vậy đáp án đúng là C
Bài 2: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:
A. 900 B. 1800 C. 00 D. 450
Hướng dẫn giải:
- Khi tia tới vuông góc với mặt gương thì tia tới trùng với pháp tuyến của gương nghĩa là góc tới bằng 00.
- Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới.
Vì vậy góc phản xạ cũng bằng 00 ⇒ Đáp án C đúng.
Bài 3: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
A. bằng hai lần góc tới
B. bằng góc tới
C. bằng nửa góc tới
D. Tất cả đều sai
Hướng dẫn giải:
- Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới nên \(\widehat{NIR}=\widehat{SIN}\)
- Góc tạo bởi tia phản xạ IR và tia tới SI là \(\widehat{SIR}\)
Ta có: \(\widehat{SIR}=\widehat{SIN}+\widehat{NIR}=\widehat{SIN}+\widehat{SIN}=2\widehat{SIN}\)
Vậy góc tạo bởi tia phản xạ và góc tới bằng hai lần góc tới
⇒ Đáp án A đúng
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chiếu một tia tới lên một gương phẳng với góc tới i = 300. Trong các câu sau đây thì câu nào sai?
A. Góc phản xạ i’ = 300
B. i + i’ = 300
C. i’ + b = 900
D. a = b = 600
Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc về Định luật phản xạ ánh sáng:
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Tia phản xạ nằm trong gương phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
C. Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới.
D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới.
Câu 3: Chọn góc đo thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi tia tới có góc tới ............... thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới.
A. i = 600 B. i = 900 C. i = 300 D. i = 450
Câu 4: Vận tốc ánh sáng khi truyền trong không khí có giá trị bằng 300 000 000 m/s, khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất khoảng 150 000 000 km. Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
A. 5 s B. 50 s C. 500 s D. 5000 s
Câu 5: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?
A. Mặt gương
B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương
C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới
D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới
Câu 6: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 90° B. r = 45° C. r = 180° D. r = 0°
Câu 7: Chọn một phát biểu đúng về mối liên hệ giữa tia tới và tia phản xạ.
A. Khi tia tới có góc tới i = 00 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới.
B. Khi tia tới có góc tới i = 450 thì tia phản xạ có phương vuông góc với tia tới.
C. Khi tia tới có góc tới i = 900 thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới.
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Khi gương đặt tại A, góc giữa tia tới và gương bằng bao nhiêu độ để tia phản xạ đi thẳng đứng vào giếng?
A. 600 B. 300 C. 450 D. 650
Câu 9: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20° B. 80° C. 40° D. 60°
Câu 10: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng?
A. Góc phản xạ lớn hơn góc tới
B. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới
C. Góc phản xạ bằng góc tới
D. Góc phản xạ bằng nửa góc tới
ĐÁP ÁN
1 | B | 3 | B | 5 | D | 7 | D | 9 | A |
2 | D | 4 | C | 6 | D | 8 | C | 10 | C |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách tính góc phản xạ, góc tới môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!