PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM THANH
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Vật dao động sẽ phát ra âm thanh:
Đại lượng | Đơn vị | Mối liên hệ | |
Tần số: Số dao động trong một giây | Hz | Tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao và ngược lại. | |
Độ to | dB | Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to và ngược lại. | |
Biên độ: Độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng | Rad; m | 130 dB: ngưỡng đau. | |
Âm | Tần số | ||
Âm nghe được | 20 Hz đến 20 000 Hz | ||
Hạ âm | < 20 Hz | ||
Siêu âm | > 20 000 Hz |
- Âm có thể truyền trong chất rắn, lỏng, khí mà không truyền được trong chân không.
- Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, nhỏ hơn trong nước và trong kim loại.
- Âm gặp mặt chắn thì bị phản xạ lại.
- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 s.
- Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém và ngược lại.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
A. 170m
B. 340m
C. 1700m
D. 1800m
Giải
Khoảng cách người đó đứng cách nơi xảy ra sét là:
S = v.t = 340. 5 = 1700 m
Chọn C
Bài 2: Trả lời các câu hỏi sau:
1) Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ. tiếng nói nghe rất rõ?
2) Tại sao khi đến bờ sông, cá dưới sông lại lập tức "lẩn trốn" ngay?
3) Bạn Hoài đang chơi ghita:
a) Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh & nhẹ?
b) Dao động và tầng số dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?
Giải
1) Tiếng nói nghe rõ vì ở gần ao hồ thì phản xạ âm tốt tiếng nói sẽ rõ
2) Vì khi đến bờ sông thì âm có thể truyền qua môi trường nước và môi trường chất rắn là đất nên cá có thể nghe thấy tiếng chân và lẩn trốn
3) a. Khi bạn ấy gẩy mạnh thì biên độ giao động lớn
Khi bạn ấy gãy nhẹ thì biên độ giao động nhỏ
b) Khi cho nốt cao thì tầng số giao động lớn và giao đọng nhanh
Khi cho nốt thấp thì tầng số giao động nhỏ và giao động chậm
Bài 3: Âm thanh được phát ra từ một nguồn âm dao động có tần số 250 Hz. Hỏi trong 2 giây nguồn âm này đã thực hiện được mấy dao động?
A. 25 dao động
B. 50 dao động
C. 250 dao động
D. 500 dao động
Giải
Số dao động nguồn âm thực hiện được trong 2 giây là:
N = 2f = 2. 250 = 500 (dao động)
Chọn D
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tần số dao động
B. Biên độ dao động
C. Thời gian dao động
D. Tốc độ dao động
Câu 2: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 3: Một vật thực hiện dao động với tần số 20 Hz. Hỏi trong 2 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động?
A. 20 dao động
B. 40 dao động
C. 1200 dao động
D. 2400 dao động
Câu 4: Khi chú bảo vệ gõ trống, tai ta nghe tiếng trống, vật nào đã phát ra âm?
A. Tay chú bảo vệ gõ trống
B. Dùi trống
C. Mặt trống
D. Không gian xung quanh trống
Câu 5: Giả sử một bệnh viện nằm cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Hãy chỉ ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện:
A. Treo biển báo “cấm bóp còi” gần bệnh viện
B. Xây tường bê tông xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm
C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo hướng khác
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Ta nghe được tiếng hát ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
A. Người ca sĩ phát ra âm
B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm
C. Màn hình tivi dao động phát ra âm
D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm
Câu 7: Hãy đánh dấu vào câu đúng?
A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng
B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy tia chớp
C. Âm không thể truyền trong chân không
D. Âm không thể truyền qua nước.
Câu 8: Hãy chọn câu đúng:
A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng
B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp
C. Âm không thể truyền trong chân không
D. Âm không thể truyền qua nước
Câu 9: Nguồn âm, có thể là:
A. Chất khí dao động
B. Chất rắn dao động
C. Chất lỏng dao động
D. Chất khí, chất lỏng, chất rắn
Câu 10: Tiếng vang là:
A. Âm phản xạ
B. Âm phản xạ đến cùng lúc với âm phát ra
C. Âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai
D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra
Câu 11: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại tiếng ồn đó như sau. Theo em thì phương pháp nào là tốt nhất?
A. Xây tường chắn để ngăn cách
B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính, và đóng lại khi cần
C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai
D. Che cửa bằng các vải màn
Câu 12: Các cụm từ sau đây là các cụm từ chỉ về âm thanh, theo em cụm từ nào là sai?
A. Nguồn âm, vật dao động phát ra âm thanh
B. Tần số dao động, âm cao, âm thấp
C. Biên độ dao động, độ to, độ nhỏ của âm
D. Nhiệt độ của âm
Câu 13: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Khi kéo căng vật.
B. Khi uốn cong vật.
C. Khi nén vật
D. Khi làm vật dao động
Câu 14: Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất?
A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng
B. Hùng nghe được âm thanh nhỏ hơn Dũng
C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau
D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người
Câu 15: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?
A. Khi âm phát ra với tần số cao
B. Khi âm phát ra với tần số thấp
C. Khi âm nghe to
D. Khi âm nghe nhỏ
ĐÁP ÁN
1 | B | 4 | C | 7 | C | 10 | D | 13 | A |
2 | A | 5 | D | 8 | C | 11 | B | 14 | B |
3 | D | 6 | D | 9 | D | 12 | D | 15 | B |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Các đặc điểm của âm thanh môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.