Phương pháp và bài tập tổng hợp về Độ to của âm môn Vật Lý 7 năm 2021

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ĐỘ TO CỦA ÂM

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

- Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).

- Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Khi âm thanh nhỏ dao động với biên độ nhỏ ta vẫn nghe được âm thanh nó phát ra. Vậy la dừa khi gió thổi cũng dao động với biên độ lớn nhưng tai ta không nghe được âm thanh của no phát ra?

Giải

Vì lá dừa khi thổi, tần số dao động nhỏ hơn 20Hz nên dù dao động với biên độ lớn ta vẫn không nghe được.

Bài 2: Dao động và biên độ dao động của dây đàn khác nhau như thế nào khi  gảy mạnh và gảy nhẹ?

Hải đang chơi ghita:

a/ bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?

b/ dao động và biên độ dao động của dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?

c/ dao động của các dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao nốt thấp?

Giải

a) Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh vào dây đàn.

b) Khi gảy mạnh dây đàn: Dao động của dây mạnh, biên độ của dây lớn. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.

c) Khi chơi nốt cao: Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh. Khi chơi nốt thấp: Dao động của sợi dây đàn ghita chậm.

Bài 3: Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào ?

Giải

Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng 50 dB đến 70 dB (từ tiếng nói thường đến tiếng nói to (nhạc to)).

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biên độ dao động của âm càng lớn khi

A. Vật dao động với tần số càng lớn               

B. Vật dao động càng nhanh

C. Vật dao động càng chậm                              

D. Vật dao động càng mạnh

Câu 2: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi ?

A. Biên độ và tần số dao động của âm            

B. tần số dao động của âm

C. Vận tốc truyền âm                                          

D. Biên độ dao động của âm

Câu 3: Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi:

A. Vật dao động càng chậm                              

B. Biên độ dao động càng nhỏ

C. Tần số dao động càng nhỏ                          

D. Vật dao động càng nhỏ

Câu 4: Bản thân các em có thể là nguồn âm và có thể điều chỉnh độ to của một số nguồn âm sao cho phù hợp không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh. Theo em việc nào sau đây nên làm?

A. Nói chuyện riêng trong giờ học

B. Phát biểu to rõ trong giờ học

C. Nói quá nhỏ trong giao tiếp

D. Mở lớn nhạc và nghe thường xuyên bằng tai nghe

Câu 5: Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) của con người vào khoảng;

A. 130dB                        B. 120dB                        C. 110dB                        D. 100dB

Câu 6: Vật phát ra âm to hơn khi nào?

A. Khi vật dao động nhanh hơn                       

B. Khi vật dao động mạnh hơn

C. Khi tần số dao động lớn hơn                       

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 7: Biên độ dao động là gì?

A. Là số dao động trong một giây

B. Là độ lệch của vật trong một giây

C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được

D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Câu 8: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là:

A. Tốc độ dao động    

B. Tần số dao động    

C. Biên độ dao động   

D. Chu kỳ dao động

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng:

Tại sao khi nói chuyện trong phòng kín ta thường nghe to hơn trong phòng không kín?

A. Vì phòng kín nên âm không lọt ra ngoài được do đó mà ta nghe rõ hơn

B. Vì phòng hở luôn luôn có sự đối lưu của không khí do đó không khí sẽ mang âm đi xa làm giảm độ to của âm, vì vậy mà tai ta nghe không được rõ

C. Vì phòng kín thường yên tĩnh hơn do đó tai ta nghe rõ hơn

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 10: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tần số dao động                                            

B. Biên độ dao động

C. Thời gian dao động                                        

D. Tốc độ dao động

Câu 11: Chọn câu trả lời đúng Sinh nhật năm nay bạn Ngân được tặng rất nhiều chuông gió hay còn gọi là “phong linh”. Mỗi khi có gió tiếng chuông phát ra những âm thanh rất vui tai. Ngân cứ thắc mắc mãi tại sao cùng làm từ chất liệu nhôm cũng bị gió thổi như nhau mà mỗi chuông gió lại phát ra âm thanh thật khác nhau? Em hãy giải thích giùm Ngân nhé

A. Vì độ dài ngắn của các thanh nhôm khác nhau do đó âm thanh truyền trong từng ống nhôm khác nhau

B. Vì các ống nhôm có bán kính khác nhau do đó mà phát ra các âm khác nhau

C. Vì các ống nhôm dày mỏng khác nhau nên phát ra âm cũng khác nhau

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng Tại sao khi đứng tại sân ga ta nghe tiếng còi rời ga phát ra nhỏ dần, còn khi tàu đến ga thì âm thanh lớn dần?

A. Vì đó là dấu hiệu để phân biệt tàu đến và tàu đi

B. Vì tàu đến là khoảng cách giữa ta và tàu mỗi lúc một gần do đó mà ta nghe to hơn còn tàu đi khoảng cách mỗi lúc một xa nên ta nghe nhỏ hơn

C. Cả hai câu trên đều đúng

D. Cả hai câu trên đều sai

ĐÁP ÁN

1

D

3

B

5

A

7

D

9

D

11

D

2

D

4

B

6

B

8

C

10

B

12

B

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Độ to của âm môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?