I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để xác định nhanh CTPT của oxit FexOy trong các bài tập trắc nghiệm Hóa học ta có thể dựa vào nội dung định luật “thành phần không đổi”:
Với một hợp chất cho trước, dù được điều chế theo phương pháp nào thì tỷ lệ về số mol, tỷ lệ về khối lượng hay tỷ lệ về thể tích giữa các thành phần nguyên tố tạo nên hợp chất là những hằng số tối giản
Xét hợp chất FexOy thì ta luôn có: \(\frac{{{{\text{m}}_{{\text{Fe}}}}}}{{{{\text{m}}_{\text{O}}}}} = \frac{{56x}}{{16y}}\) và \(\frac{{\text{x}}}{{\text{y}}} = \frac{{{{\text{n}}_{{\text{Fe}}}}}}{{{{\text{n}}_{\text{O}}}}}\)
- Nếu \(\frac{x}{y}\) = 1 → FexOy là: FeO
- Nếu \(\frac{x}{y}\) = 2/3 → FexOy là: Fe2O3
- Nếu \(\frac{x}{y}\) = 3/4 → FexOy là: Fe3O4
Một số lưu ý:
- Nếu oxit sắt (FexOy) tác dụng với H2SO4 đặc, HNO3 không giải phóng khí đó là Fe2O3.
- Đối với FeO và Fe3O4 có đặc điểm là 1 mol phân tử thì nhường đúng 1 mol electron:
\(\begin{gathered}
\mathop {\mathop {{\text{Fe}}}\limits^{{\text{ + 2}}} {\text{(FeO)}}}\limits^{} \to \mathop {{\text{Fe}}}\limits^{{\text{ + 3}}} {\text{ + 1e}} \hfill \\
\mathop {\mathop {{\text{3Fe}}}\limits^{\frac{{{\text{ + 8}}}}{{\text{3}}}} {\text{(F}}{{\text{e}}_{\text{3}}}{{\text{O}}_{\text{4}}}{\text{)}}}\limits^{} \to \mathop {{\text{3Fe}}}\limits^{{\text{ + 3}}} {\text{ + 1e}} \hfill \\
\end{gathered} \)
- Khi giải bài tập dạng này, ta thường kết hợp các phương pháp: bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng và tăng giảm khối lượng,…
- Đôi khi ta có thể giải bằng cách xét 3 khả năng của FexOy là: FeO, Fe2O3, Fe3O4 rồi dựa vào dữ kiện của bài tìm đáp án phù hợp.
II- MỘT SỐ BÀI TẬP
Câu 1: Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8g. Công thức oxit sắt đã dùng là:
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Tất cả đều sai
Hướng dẫn giải
Khối lượng giảm đi chính là khối lượng của oxi trong oxit FexOy.
Ta có: mO(FexOy) = 4,8 (gam) → nO(FexOy) = \(\frac{{{\text{4,8}}}}{{{\text{16}}}} = 0,3(mol)\)
nFe(FexOy) = \(\frac{{{\text{16 - 4,8}}}}{{{\text{56}}}} = 0,2(mol)\)
→ \(\frac{x}{y} = \frac{{0,2}}{{0,3}} = \frac{2}{3} \to F{e_2}{O_3}\)
Chọn C
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam một hỗn hợp Fe và FexOy vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lit H2(đktc). Nếu đun hỗn hợp trên khử bằng H2 dư thì thu được 0,2 gam H2O. Công thức oxit sắt là:
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. FexOy
Hướng dẫn giải
Chỉ có Fe tác dụng với dung dịch HCl mới giải phóng khí nên:
nFe = n(H2) = 0,1 (mol) → mFexOy = 6,4 – 0,1.56 = 0,8 (g)
Khi khử hỗn hợp bằng H2 thì: nO(FexOy) = n(H2O) = \(\frac{{0,2}}{{18}} = \frac{1}{{90}}(mol)\)
→ nFe(FexOy) = \(\frac{{{\text{0,8 - }}\frac{{{\text{16*1}}}}{{{\text{90}}}}}}{{{\text{56}}}} = \frac{1}{{90}}(mol) \to \frac{x}{y} = 1 \to FeO\)
Chọn B
Câu 3: Để hòa tan 4 gam FexOy cần 52,14 ml dd HCl 10%(D=1,05g/ml). Xác định công thức phân tử FexOy.
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Fe2O3 và FeO
Hướng dẫn giải
Ta có: \({{\text{n}}_{{{\text{H}}^{\text{ + }}}}}{\text{ = }}{{\text{n}}_{{\text{HCl}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{52,14*1,05*0,1}}}}{{36,5}} = 0,15(mol)\)
Phản ứng thực chất là:
O2- + 2H+ → H2O
0,075 ← 0,15(mol)
nFe(FexOy) = \(\frac{{{\text{4 - 0,075*16}}}}{{{\text{56}}}} = 0,05(mol) \to \frac{x}{y} = \frac{{0,05}}{{0,075}} = \frac{2}{3} \to F{e_2}{O_3}\)
Chọn A
Câu 4: Hòa tan 10gam hỗn hợp gồm Fe và FexOy bằng HCl được 1,12 lít H2(đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hết bằng HNO3 đặc nóng được 5,6 lít NO2(đktc). Tìm FexOy?
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Không xác định được
Hướng dẫn giải
Chỉ có Fe tác dụng với dung dịch HCl mới giải phóng khí nên:
nFe = n(H2) = \(\frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\) (mol) → mFexOy = 10 – 0,05.56 = 7,2 (g)
Khi cho hỗn hợp tác dụng với HNO3
Bảo toàn electron: 0,05.3 + a = 0,25 → a = 0,1
M(FexOy) = \(\frac{{7,2}}{{0,1}} = 72 \to FeO\). Chọn A
Câu 5: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là:
A. FeO;75%
B. Fe2O3;75%
C. Fe2O3;65%
D. Fe3O4;75%
Hướng dẫn giải
Khí sau phản ứng là hỗn hợp: \(\left\{ \begin{gathered}
{\text{CO : x (mol)}} \hfill \\
{\text{C}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{: 0,2 - x (mol)}} \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Quy tắc đường chéo:
→ %V(CO2) = \(\frac{{{\text{0,15*100}}}}{{{\text{0,2}}}} = 75\% \)
nO(FexOy) = n(CO2) = 0,2 – 0,05 = 0,15 (mol) → nFe(FexOy) = \(\frac{{{\text{8 - 0,15*16}}}}{{{\text{56}}}} = 0,1(mol)\)
\( \to \frac{x}{y} = \frac{{0,1}}{{0,15}} = \frac{2}{3} \to F{e_2}{O_3}\) → Chọn B
Câu 6: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư) thoát ra 0,112 lit khí SO2(đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là:
A. FeS
B.FeS2
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\mathop {\text{S}}\limits^{{\text{ + 6}}} {\text{ + 2e }} \to {\text{ }}\mathop {\text{S}}\limits^{{\text{ + 4}}} \)
\({\text{0,01 }} \leftarrow {\text{ }}\frac{{{\text{0,112}}}}{{{\text{22,4}}}} = 0,005(mol)\)
Số mol hợp chất = số mol electron trao đổi → 1 mol hợp chất chỉ nhường 1mol electron.
Do đó ta chọn Fe3O4 → Chọn D
Câu 7: Hòa tan hòan toàn một oxit FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng(vừa đủ) thu đựợc 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 120 gam muối. Xác định công thức oxit kim loại?
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Không xác định được
Hướng dẫn giải
\(\mathop {\text{S}}\limits^{{\text{ + 6}}} {\text{ + 2e }} \to {\text{ }}\mathop {\text{S}}\limits^{{\text{ + 4}}} \)
\({\text{0,2 }} \leftarrow {\text{ }}\frac{{{\text{2,24}}}}{{{\text{22,4}}}} = 0,1(mol)\)
Nhận xét: số mol oxit FexOy là 0,2 (mol) → nFe(FexOy) = 0,2.x
Ta có: \({{\text{n}}_{{\text{F}}{{\text{e}}_{\text{2}}}{{{\text{(S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}{\text{)}}}_{\text{3}}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{120}}}}{{{\text{400}}}} = 0,3(mol) \to n(Fe) = 0,3*2 = 0,6(mol)\)
Bảo toàn nguyên tố Fe: 0,2.x = 0,6 → x = 3 → Fe3O4
→ Chọn B
Câu 8: Dùng CO dư để khử hoàn tòan m gam bột sắt oxit (FexOy) dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì vừa đủ và thu được 9,85gam kết tủa. Mặt khác hòa tan tòan bộ m gam bột sắt oxit trên bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25gam muối khan. m có giá trị là bao nhiêu gam? Và công thức oxit (FexOy).
A. 8 gam; Fe2O3
B. 15,1gam, FeO
C. 8 gam; FeO
D. 11,6gam; Fe3O4
Hướng dẫn giải
nBa(OH)2 = 0,1 (mol)
n(BaCO3) = \(\frac{{9,85}}{{197}} = 0,05(mol)\)
Ta thấy: n(BaCO3) < nBa(OH)2 → Có 2 pư xảy ra:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3
0,1 ← 0,1(mol) 0,1
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
0,05 → 0,05
Số mol CO2 pư: 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol)
Hoặc ta nhẩm: nCO2 = 2nBa(OH)2 – nBaCO3 = 2.0,1 – 0,05 = 0,15 (mol)
→ nO(FexOy) = nCO2 = 0,15 (mol)
Khi oxit FexOy tác dụng với HCl tạo muối clorua:
O2- → 2Cl-
0,15 → 0,3(mol)
→ mFe = 16,25 – 0,3.35,5 = 5,6 (g) → m = mFe + mO = 5,6 + 0,15.16 = 8(g)
→ \(\frac{x}{y} = \frac{{0,1}}{{0,15}} = \frac{2}{3} \to F{e_2}{O_3}\) → Chọn A
Bài 9: Để khử hoàn toàn 6,4g một oxit kim loại cần 0,12mol khí H2. Mặt khác lấy lượng kim loại tạo thành cho tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 0,08 mol H2. Công thức oxit kim loại là:
A. CuO
B. Al2O3
C. Fe3O4
D. Fe2O3
Hướng dẫn giải
\({\text{Oxit KL }} \to {\text{KL}} \to {\text{H}}_{\text{2}}^{}\)
Nhận xét: Đây là dạng BT quen thuộc trong các kỳ thi nên chúng ta cần chú ý:
+ Oxit KL bị khử bởi H2/CO phải là oxit của KL đứng sau Al
+ KL tác dụng với dung dịch HCl/H2SO4 → H2 phải đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học
+ Số mol H2 (hoặc CO) # (1) Số mol H2(2) → Oxit của KL đa hóa trị.
Do đó: Ta loại A và B → oxit là FexOy
→ \(\frac{x}{y} = \frac{{\frac{{6,4 - 16*0,12}}{{56}}}}{{0,12}} = \frac{2}{3} \to F{e_2}{O_3}\) → Chọn D
Bài 10: Khử hoàn toàn 4,06g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo 7g kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,176lit H2(đktc). Công thức oxit kim loại là:
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. ZnO
Hướng dẫn giải
Ta có: nCO2 = nCaCO3 = \(\frac{7}{{100}} = 0,07(mol) \ne n{H_2} = \frac{{1,176}}{{22,4}} = 0,0525(mol)\) → Oxit FexOy
nO(FexOy) = nCO2 = 0,07
nFe(FexOy) = \(\frac{{4,06 - 16*0,07}}{{56}} = 0,0525(mol)\)
→ \(\frac{x}{y} = \frac{{0,0525}}{{0,07}} = \frac{3}{4} \to F{e_3}{O_4}\) → Chọn B
Bài 11: Hòa tan hoàn toàn a gam FexOy bằng dd H2SO4 đậm đặc nóng vừa đủ , có chứa 0,075 mol H2SO4 thu được b gam một muối có 168 ml khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra .
a/ Trị số của b là :
A. 9g B. 8g C. 6g D. 12g
b)Trị số a gam FexOy là :
A. 1,08g B.2,4g C.4,64g D. 3,48g
c) Công thức của FexOy là :
A. FeO B. Fe2O3 C.Fe3O4 D. Không xác định được
Hướng dẫn giải
a/ Gốc SO42- trong axit sau phản ứng nằm dạng gốc SO42- trong muối và dạng SO2 nên:
Bảo toàn nguyên tố lưu huỳnh: nS(H2SO4) = nS(muối) + nS(SO2)
→ nSmuối = 0,075 - \(\frac{{{\text{168}}}}{{{\text{1000}}{\text{.22,4}}}}\) = 0,0675 (mol) → \({{\text{n}}_{{\text{F}}{{\text{e}}_{\text{2}}}{{{\text{(S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}{\text{)}}}_{\text{3}}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{0,0675}}}}{{\text{3}}} = 0,0225(mol)\)
Khối lượng muối = 0,0225*400 = 9 (g) → Chọn A
b/ Ta có: Số mol H2SO4 = số mol H2O = 0,075 (mol)
Theo ĐLBTKL: m (FexOy) + m(H2SO4) = m(muối) + m(SO2) + m(H2O)
→ m(FexOy) = 9 + 0,0075.64 + 0,075.18 – 98.0,075 = 3,48 (g) → Chọn D
c/ nFe(FexOy) = 0,0225.2 = 0,045 (mol)
nO(FexOy) = \(\frac{{3,48 - 0,045*56}}{{16}} = 0,06(mol)\)
→ \(\frac{x}{y} = \frac{{0,045}}{{0,06}} = \frac{3}{4} \to F{e_3}{O_4}\) → Chọn C
III. LUYỆN TẬP
Bài 1: Hoà tan 11,2g kim loại M trong dd HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). KL M là kim loại nào sau đây:
A. Al
B. Ca
C. Mg
D. Fe
Bài 2: Cho 17,4 g hợp kim X gồm sắt, đồng, nhôm phản ứng hết với H2SO4 loãng, dư thu được 6,4 gam chất rắn và 9,856 lít khí Y (ở 27,3oC và 1 atm). Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt, đồng, nhôm trong hợp kim lần lượt là:
Bài 3: Khi hoà tan cùng một lượng kim loại R vào dd HNO3 loãng và dd H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Biết rằng muối nitrat thu được có khối lượng bằng 159,21% khối lượng muối sunfat. R là kim loại nào sau đây:
A. Zn
B. Al
C. Fe
D. Mg
Bài 4: Nung 2,1 gam bột sắt trong bình chứa oxi, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,9g một oxit. Tìm CTPT của oxit sắt?
Bài 5: Đốt một lượng kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo giảm 6,72 lít (đktc). Tìm KL X
Bài 6: Khử một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong người ta thu được 0,84g Fe và 448ml CO2 (đktc). Tìm CT oxit sắt.
Bài 7: Hoà tan 3,04g hh bột kim loại Fe và Cu trong dd HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít khí duy nhất NO (đktc). Thành phần % theo KL mỗi KL trong hh là?
Bài 8: Để sản xuất 800 tấn gang có hàm lượng Fe là 95%, biết rằng trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt là 1%. Tính khối lượng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 cần dùng.
Bài 9: Hoà tan m gam oxit sắt cần 150ml dd HCl 3M, nếu khử toàn bộ m gam oxit sắt trên bằng CO nung nóng, dư thu được 8,4g sắt. CTPT của oxit sắt là?
Bài 10: Cho 20g hh Fe và Mg tác dụng hết với dd HCl thấy có 11,2 lít (đktc) khí H2 thoát ra. Cô cạn dd thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 11: Ngâm 1 lá kim loại M có khối lượng 50g trong dd HCl, sau phản ứng thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Tìm KL M
Bài 12: Hoà tan hoàn toàn một oxít FexOy bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc), phần dd đem cô cạn thì thu được 120g muối khan. Tìm CT oxít sắt:
Bài 13: Cho một luồng hkí CO dư qua ống đựng a gam hh Fe3O4 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, ta thu được 1,16g hh 2 kim loại. Khí thoát ra cho vào bình đựng dd nước vôi trong dư thu được 2,5g kết tủa trắng. Tính a
Bài 14: Hoà tan hoàn toàn 2,175g hh 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dd HCl dư thấy thoát ra 1,344 lít khí H2 (đktc). Khi cô cạn dd ta thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 15: .Khi cho 4,5g hh CuO và một oxit sắt có số mol bằng nhau, tác dụng với H2 dư thu được 1,76g chất rắn. Nếu cho chất rắn trên vào dd HCl dư thì thu được 0,224 lít khí (đktc). Tìm CT oxit sắt
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần tiếp theo của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp tìm nhanh CTPT FexOy môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!