A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Phân tử amoniac | Thế 1H bởi R1 | Thế 2H bới R1 và R2 | Thế 3H bới R1, R2 và R3 |
Bậc amin | Amin bậc 1 | Amin bậc 2 | Amin bậc 3 |
I – KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI - TÊN
1 – Khái niệm và bậc amin.
- Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 (amoniac) bới gốc hidrocacbon R sẽ được amin.
- Thế 1H được amin bậc 1; thế 2H được amin bậc 2; thế 3H được amin bậc 3.
2 – Phân loại.
Dựa vào gốc R | Gốc R | Gốc R no | Gốc R không no | Gốc R thơm |
Amin | Amin no | Amin không no | Amin thơm | |
Dựa vào nhóm chức amin | Số nhóm chức | 1 nhóm | Từ 2 nhóm trở lên | |
Amin | Đơn chức | Đa chức | ||
Dựa vào bậc amin | Số gốc R | 1 gốc R | 2 gốc R | 3 gôc R |
Amin | Amin bậc 1 | Amin bậc 2 | Amin bậc 3 | |
| Công thức | Amin no, đơn chức, bậc 1. CnH2n + 1 NH2 ; \({\text{n}} \geqslant {\text{1}}\) Hoặc R’ – NH2 |
|
|
3- Tên amin.
Công thức cấu tạo | Tên gốc – chức Tên gốc R ghép amin | Tên thay thế Tên ankan ghép amin |
CH3 – NH2 | Metyl amin | Metan amin |
CH3 – CH2 – NH2 | Etylamin | Etanamin |
CH3 – NH – CH3 | Đimetylamin | N - Metylmetanamin |
CH3 – CH2 – CH2 – NH2 | Porpylamin | Propan – 1 - amin |
(CH3)3N | Trimetylamin | N,N - đimetylmatanamin |
CH3[CH2]3NH2 | butylamin | Butan – 1 - amin |
C2H5 – NH – C2H5 | Đietylamin | N - etanetylamin |
C6H5 – NH2 | phenylamin | benzenamin |
H2N[CH2]6NH2 | hexametylenđiamin | Hexa -1,6 - điamin |
II – CẤU TẠO - TÍNH CHẤT
1- CẤU TẠO
- Trên nguyên tử N của phân tử amin còn 1 đôi e tự do, nên phân tử amin dễ dàng nhận proton H+ → amin có tính bazơ yếu. - Nếu gốc R là gốc không no hoặc gốc thơm thì amin còn có phản ứng trên gốc R. |
2- TÍNH CHẤT.
Amin CH3NH2 và C2H5NH2 tan tốt trong nước.
a- Tính bazơ.
- dd amin là quì tím hóa xanh
R’NH2 + HOH → [R’NH3]+ + OH-
Khả năng thủy phân của amin phụ thuộc vào gốc R’ : R’ no > R’ không no > R’ thơm.
→ Amin thơm không làm quì tím hóa xanh.
Ghi nhớ : Tính bazơ của các amin.
R’no – NH2 > R’không no – NH2 > R’thơm – NH2
Ví dụ : CH3 – CH2 – NH2 > CH2 = CH – NH2 > C6H5 – NH2
R’no – NH2 < (R’no)2NH < (R’no)3N
Ví dụ : C2H5NH2 < (C2H5)2NH < (C2H5)3N
R’nhỏ - NH2 < R’lớn – NH2
Ví dụ : CH3 – NH2 < C3H7 – NH2
- Tác dụng với axit → muối amoni
R’ – NH2 + HCl → R’NH3Cl
Ví dụ : CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl (metyl amoni clorua)
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Nhắc : Các muối R’NH3Cl là muối của bazơ yếu nên tác dụng với bazơ mạnh NaOH, KOH.
R’NH3Cl + NaOH → R’NH2 + NaCl + H2O
Ví dụ : CH3NH3Cl + NaOH → CH3 NH2 + NaCl + H2O
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
b- Phản ứng trên gốc R’ không no hoặc thơm.
CH2 = CH – NH2 + H2 → CH3 – CH2 – NH2
2,4,6 – tribrom anilin
Phản ứng trên dùng nhận biết anilin.
B. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA
1. Dạng 1: Lý thuyết về amin
Ví dụ 1: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là :
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đối với amin, có 2 loại đồng phân là đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức.
Các đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là:
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 (1)
CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 (2)
CH3-CH(CH3)-CH2-NH2 (3)
CH3-C(CH3)(NH2)-CH3 (4)
Đáp án D.
Ví dụ 2: Nguyên nhân amin có tính bazơ là :
A. Có khả năng nhường proton.
B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.
C. Xuất phát từ amoniac.
D. Phản ứng được với dung dịch axit.
Hướng dẫn giải
Nguyên nhân amin có tính axit là do trên N còn 1 đôi electron tự do có khả năng nhận H+
Đáp án B
Ví dụ 3: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ;(3) etylamin ; (4) đietylamin ; (5) kalihiđroxit.
A. (2) < (1) < (3) < (4) < (5).
B. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).
C. (1) < (2) < (4) < (3) < (5).
D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).
Hướng dẫn giải
Để xét tính bazo của aminno axit, phụ thuộc vào gốc hidrocacbon liên kết với nhóm amino.
Gốc hidro cacbon đẩy e => Làm tăng tính bazo của amin hơn so với NH3
Gốc hidrocacbon hút e => Làm giảm tính bazo của amin hơn so với NH3
Anilin có chứa nhóm hút e
=> Tính bazo của anilin nhỏ hơn so với NH3 (I)
(4) có nhiều gốc đẩy e hơn so với (3)
=> dietyl amin > etylamin > amoniac (II)
=> Ta có được thứ tự là: (2) < (1) < (3) < (4) < (5)
Đáp án A
2. Dạng 2: Amin tác dụng với dung dịch axit, muối
Ví dụ 1: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là :
A. 5.
B. 8.
C. 7.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m HCl phản ứng = m muối – m X
=> m HCl = 15 – 10 = 5 gam
=> n HCl = 5/36,5 (mol)
Ta có : n X = n HCl = 5/36,5 (X là amin đơn chức nên sẽ phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1:1)
=> M X = 10 : 5 /36,5 = 73 (gam/mol)
=> X là : C4H11N
Các đồng phân của X là:
* Amin bậc 1:
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 (1)
CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 (2)
CH3-CH(CH3)-CH2-NH2 (3)
(CH3)2-C(NH2)-CH3 (4)
* Amin bậc 2:
CH3-NH-CH2-CH2-CH3 (5)
CH3-NH-CH(CH3)-CH3 (6)
CH3-CH2-NH-CH2-CH3 (7)
* Amin bậc 3:
(CH3)2N-CH2-CH3 (8)
Đáp án B.
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam là và tỉ lệ về số mol là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối ?
A. 36,2 gam.
B. 39,12 gam.
C. 43,5 gam.
D. 40,58 gam.
Hướng dẫn giải
Gọi số mol của CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2 lần lượt là x, 2x, x (mol)
Khối lượng của 3 amin là 21,6 gam
=> 31x + 45.2x + 59x = 21,6 => x = 0,12
Tổng số mol của 3 amin là : 0,12 + 0,12 .2 + 0,12 = 0,48 (mol)
=> n HCl = n Amin = 0,48 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m Amin + m HCl = m Muối
=> m Muối = 21,6 + 0,48 . 36,5 = 39,12 gam
Đáp án B
Ví dụ 3: Cho 21,9 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 10,7 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của X là :
A. 5.
B. 8.
C. 7.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Ta có phương trình phản ứng:
3RNH2 + Fe3+ + H2O → 3[RNH3]+ + Fe(OH)3 (1)
n Fe(OH)3 = 10,7 : 107 = 0,1 (mol)
n Amin = 3 n Fe(OH)3 = 0,3 mol
=>Khối lượng mol của amin là: 21,9 : 0,3 = 73 gam/mol
=> X là : C4H9NH2
=> Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của X là:
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 (1)
CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 (2)
CH3-CH(CH3)-CH2-NH2 (3)
CH3-C(CH3)(NH2)-CH3 (4)
Đáp án D.
3. Dạng 3: Bài toán đốt cháy amin
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của2 amin là :
A. CH5N và C2H7N.
B. C2H7N và C3H9N.
C. C3H9N và C4H11N.
D. kết quả khác.
Hướng dẫn giải
n H2O = 3,6 : 18 = 0,2 (mol)
n CO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)
=> Số mol của hỗn hợp amin là : (0,2 – 0,1) : 1,5 = 0,2/3 (mol)
Số nguyên tử C trung bình có trong hỗn hợp amin là:
n CO2 : n Amin = 0,1 : 0,2/3 = 1,5
2 amin thuộc dãy đồng đẳng liên tiếp
=> Công thức của 2 amin là CH5N và C2H7N
Đáp án A.
Ví dụ 2: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :
A. C4H9N.
B. C3H7N.
C. C2H7N.
D. C3H9N
Hướng dẫn giải
n N2 = 2,8 : 22,4 = 0,125 (mol)
n Amin = n N (có trong amin) = 0,125 . 2 = 0,25 (mol)
n CO2 = 16, 8 : 22,4 = 0,75 (mol)
=> Số nguyên tử C có trong amin là: 0,75 : 0,25 = 3
n H2O = 20,25 : 18 = 1,125 (mol)
=> Số nguyên tử H có trong amin là: 1,125 . 2 : 0,25 = 9
=> CTPT của amin là: C3H9N
Đáp án D.
4. Dạng 4: Bài toán về phản ứng của amin với HNO2 và phản ứng thế ở vòng benzen
Ví dụ 1: 0,1 mol etylamin tác dụng hết với dung dịch HNO2 dư thu được V lít khí N2. Giá trị của V là
Hướng dẫn giải
C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O
0,1 mol → 0,1 mol
=> V = 0,1.22,4 = 2,24 lít
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.
Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 6: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?
A. 3 amin. B. 5 amin. C. 6 amin. D. 7 amin.
Câu 7: Anilin có công thức là
A. CH3COOH. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3OH.
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2
B. CH3–CH(CH3)–NH2
C. CH3–NH–CH3
D. C6H5NH2
Câu 9: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?
A. 4 amin.
B. 5 amin.
C. 6 amin.
D. 7 amin.
Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin.
B. Etylmetylamin.
C. Isopropanamin.
D. Isopropylamin.
Câu 11: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
A. NH3
B. C6H5CH2NH2
C. C6H5NH2
D. (CH3)2NH
Câu 12: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
A. C6H5NH2
B. C6H5CH2NH2
C. (C6H5)2NH
D. NH3
Câu 13: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2?
A. Phenylamin.
B. Benzylamin.
C. Anilin.
D. Phenylmetylamin.
Câu 14: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?
A. C6H5NH2.
B. (C6H5)2NH
C. p-CH3-C6H4-NH2.
D. C6H5-CH2-NH2
Câu 15: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin
B. Natri hiđroxit.
C. Natri axetat.
D. Amoniac.
Câu 16: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5NH3Cl.
B. C6H5CH2OH.
C. p-CH3C6H4OH.
D. C6H5OH.
Câu 17: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ,điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2.
B. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
C. dung dịch Br2, dung dịch NaOH, khí CO2.
D. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2.
Câu 18: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.
B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 19: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. ancol etyliC.
B. benzen.
C. anilin.
D. axit axetic.
Câu 20: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH.
B. CH3NH2.
C. C6H5NH2.
D. NaCl.
Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải các bài tập cơ bản về Amin môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!