Phương pháp giải bài tập về Tương tác từ của dòng điện cảm ứng môn Vật Lý 11

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TƯƠNG TÁC TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Áp dụng định luật Lenz:

Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.

Ðiều này có nghĩa là khi từ thông qua mạch tăng lên, từ trường cảm ứng sinh ra có tác dụng chống lại sự tăng của từ thông: từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều với từ trường ngoài. Nếu từ thông qua mạch giảm, từ trường cảm ứng  (do dòng điện cảm ứng sinh ra nó) có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông, lúc đó từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều với từ trường ngoài.

Trên đây, ta hãy vận dụng định luật đó để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong trường hợp ở trên (hình a), Cực Bắc của thanh nam châm di chuyển vào trong lòng ống dây làm cho từ thông (gửi qua ống dây tăng lên. Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng phải sinh ra từ trường ngược chiều với từ trường của thanh nam châm để từ thông Fc sinh ra có tác dụng làm giảm sự tăng của là nguyên nhân sinh ra nó. Muốn vậy dòng điện cảm ứng phải có chiều như trên hình vẽ.

Bằng lý luận ta nhận thấy nếu dịch chuyển cực Bắc của thanh nam châm ra xa ống dây, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch sẽ có chiều ngược với chiều của dòng điện cảm ứng trong trường hợp trên (Hình 15.1b).

Như vậy, theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng bao giờ cũng có tác dụng chống lại sự dịch chuyển của thanh nam châm. Do đó, để dịch chuyển thanh nam châm, ta phải tốn công. Chính công mà ta tốn được biến thành điện năng của dòng điện cảm ứng.

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Khi cho nam châm lại gần vòng dây treo như hình vẽ thì chúng tương tác:

Giải

Nam châm sẽ đẩy nhau Vì nam châm chiều đi từ trái sang phải và cảm ứng từ đi từ phải sang trái khi 2 cực này cùng chiều và cùng phương thì sẽ đẩy nhau Giống như cùng cực sẽ đẩy nhau và khác cực sẽ hút nhau

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Khi cho nam châm lại gần vòng dây treo như hình vẽ thì chúng tương tác:

A. đẩy nhau                                                     

B. hút nhau

C. Ban đầu đẩy nhau, khi đến gần thì hút nhau         

D. không tương tác

Bài 2: Khi cho nam châm xuyên qua vòng dây treo như hình vẽ thì chúng tương tác:

A. đẩy nhau                                                           

B. Ban đầu hút nhau, khi xuyên qua rồi thì đẩy nhau

C.Ban đầu đẩy nhau, khi xuyên qua rồi thì hút nhau

D. hút nhau 

Bài 3: Khi cho khung dây kín chuyển động ra xa dòng điện thẳng dài I1 như hình vẽ thì chúng tương tác:

A. đẩy nhau                                                     

B. hút nhau

C. Ban đầu đẩy nhau, khi đến gần thì hút nhau         

D. không tương tác

Bài 4: Tương tác giữa hai đoạn dây thẳng MN và PQ ở hình vẽ bên là:

A. đẩy nhau                                                     

B. hút nhau

C. Ban đầu hút nhau, khi đến gần thì đẩy nhau         

D. không tương tác

Bài 5: Tương tác giữa khung dây và ống dây ở hình vẽ bên khi cho khung dây dịch chuyển ra xa ống dây là:

A. đẩy nhau                                                     

B. hút nhau

C. Ban đầu hút nhau, khi đến gần thì đẩy nhau         

D. không tương tác

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

A

C

B

B

B

A

D

 

 

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Tương tác của dòng điện cảm ứng môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?