Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình Hóa học năm 2021

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Các bước xác định thành phần phần trăm các nguyên tố của hợp chất?

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng

+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

\(\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%  \)

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)

2. Biết thành phần các nguyên tố hãy các định công thức hóa học của hợp chất.

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

3. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay \(\left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right)\).

Tìm công thức của hợp chất

Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x,y)

\(\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}} = \frac{a}{b} = > \frac{x}{y} = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}\)

=> CTHH

Ví dụ: Xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CO2

Cách làm

- Tìm khối lượng mol của hợp chất: mCO2 = 12+16×2 = 44 (g/mol)

- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 mol CO2 có 1 mol C; 2 mol O

- Thành phần phần trăm theo khối lượng:

\(\begin{gathered} \% {m_C} = \frac{{12.100\% }}{{44}} = 27,27\% \hfill \\ \% {m_O} = 100\% - 27,27\% = 72,73\% \hfill \\ \end{gathered} \)

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Ví dụ 1: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 27,27 % C; 72,73 % O. Xác định CTHH của hợp chất biết M = 44 g/mol

Cách làm

- Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

\(\begin{gathered} {m_C} = \frac{{27,27.44}}{{100}} = 12gam \hfill \\ {m_O} = \frac{{72,73.44}}{{100}} = 32 gam \hfill \\ \end{gathered} \)

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

\(\begin{gathered} {n_C} = \frac{{{m_C}}}{{{M_C}}} = \frac{{12}}{{12}} = {1^{}}mol \hfill \\ {n_O} = \frac{{{n_O}}}{{{M_O}}} = \frac{{32}}{{16}} = {2^{^{}}}mol \hfill \\ \end{gathered} \)

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử C và 2 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là CO2

Ví dụ 2: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là:  FexOy

Ta có:

\(\frac{x}{y} = \frac{{7.{M_O}}}{{3.{M_{Fe}}}} = > \frac{x}{y} = \frac{{7.16}}{{3.56}} = \frac{2}{3} = > x = 2;y = 3\)

CTHH: Fe2O3

C. LUYỆN TẬP

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất

A. 1

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 2: Tính %mK có trong phân tử K2CO3

A. 56, 502%

B. 56,52%

C. 56,3%

D. 56,56%

Câu 3: Biết hợp chất có dA/H2 = 22. Xác định hợp chất biết có duy nhất 1 nguyên tử Oxi

A. NO

B. CO

C. N2O

D. CO2

Câu 4: Tính %mC biết trong 1 mol NaHCO3 có 1 mol Na, 1 mol C và 3 mol O, 1 mol H

A. 14,28 %

B. 14,2%

C. 14,284%

D. 14,285%

Câu 5: Thành phần phần trăm khối lượng của oxi trong Fe2O3

A. 35%

B. 40%

C. 30%

D. 45%

Câu 6: Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4

A. 67,2 g

B. 25,6 g

C. 80 g

D. 10 g

Câu 7: Tính mAl2O3 biết số mol Al có trong hợp chất là 0,6

A. 30,6 g

B. 31 g

C. 29 g

D. 11,23 g

Câu 8: Tỉ số về số mol của các nguyên tố có trong C3H6O2

A. 3:6:2

B. 1:3:1

C. 36:6:32

D. 12:6:16

Câu 9: Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết dA/H2 = 40

A. CuO2

B. CuO

C. Cu2O

D. Cu2O2

Câu 10: %mMg trong 1 mol MgO là

A. 60%

B. 40%

C. 50%

D. 45%

Câu 11:  Đâu là phương trình đúng?

A.  H2+ O2  → H2O      

B.  S + O → SO2        

C. 2C +  O2  → CO2     

D.   P + O2 → P2O3

Câu 12:  Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được

A. 1,3945g                      

B. 14,2g                          

C. 1,42g                          

D. 7,1g

Câu 13:  Tính thể tích khí oxi phản ứng khi đốt cháy 3,6g C

A. 0,672 lít                     

B. 67,2 lít                        

C. 6,72 lít                       

D. 0,0672 lít

Câu 14:  Cháy mạnh, sáng chói, không có khói là hiện tượng của phản ứng

A.  C+ O2 → CO2                                                 

B. 3Fe+ 2O2 → Fe3O4

C. 2Cu+ O2 → 2CuO                                            

D. 2Zn+ O2 → 2ZnO

Câu 15:  Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là phản ứng

A. 4P + 5O2 → 2P2O5  

B.  P + O2 → P2O3       

C. S + O2 → SO2       

D. 2Zn + O2 →2 ZnO

Câu 16:  Cho 0,56g Fe tác dụng với 16 g oxi tạo ra oxit sắt từ. Tính khối lượng oxit sắt từ và cho biết chất còn dư sau phản ứng

A. Oxi dư và m = 0,67 g                                         

B. Fe dư và m = 0,774 g

C. Oxi dư và m = 0,773 g                                       

D. Fe dư và m = 0,67 g

Câu 17:  Đâu là tính chất của oxi

A. Không màu, không mùi, ít tan trong nước        

B. Không màu, không mùi, tan nhiều trong nước

C. Không màu, có mùi hắc, ít tan trong nước       

D. Màu trắng, không mùi, tan nhiều trong nước

Câu 18:  Tính chất nào sau đây oxi không có

A. Oxi là chất khí                                                   

B. Trong các hợp chất, oxi có hóa trị 2

C. Tan nhiều trong nước                                        

D. Nặng hơn không khí

Câu 19:  Khí oxi nặng hơn không khí bao nhiêu lần

A. 1,1 lần                        

B. 0,55 lần                      

C. 0,90625 lần                

D. 1,8125 lần

Câu 20:  Chọn đáp án đúng

A. Oxi không có khả năng kết hợp với chất hemoglobin trong máu

B. Khí oxi là một đơn chất kim loại rất hoạt động

C. Oxi nặng hơn không khí                                  

D. Oxi có 3 hóa trị

Câu 21:  Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng

A. 2S + 3O2 → 2SO3    

B.  S + O2 → SO2         

C.  P + O2 → P2O5       

D.  P + O2 →P2O5

Câu 22:  Trong 16g khí oxi có bao nhiêu nguyên mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi?

A. 1 mol nguyên tử oxi và 1 mol phân tử oxi        

B. 1 mol nguyên tử oxi và 0,5 mol phân tử oxi

C. 0,5 mol nguyên tử oxi và 1 mol phân tử oxi     

D. 0,5 mol nguyên tử oxi và 0,5 mol phân tử oxi

Câu 23:  Tỉ khối hơi của oxi với nitơ là:

A. 1,12                            

B. 1,13                            

C. 1,14                            

D. 1,15

Câu 24:  Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất.

A. Khí oxi tan trong nước                                      

B. Khí oxi ít tan trong nước

C. Khí oxi khó hóa lỏng                                         

D. Khí oxi nhẹ hơn nước

Câu 25:  Chọn đáp án đúng

A.  CH4 + O2 → 2CO2 + H2O                              

B. 2C2H2 +5O2→ 4CO2 + 2H2O

C.  Ba + O2 → BaO                                               

D. 2KClO3 → 2KCl + O2

2. Phần câu hỏi tự luận

Câu 1.  Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.

a) Khối lượng mol phân tử ure

b) Hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố.

Câu 2. Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.

Câu 3. Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp chất sau:

a) Fe(NO3)2, Fe(NO3)2

b) N2O, NO, NO2

Câu 4. Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.

Câu 5. Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

- Phân khối của hợp chất là 160 đvC

- Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình Hóa học năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?