Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 8 năm 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 8

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1) Công cơ học: phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+ Lực tác dụng vào vật.    

+ Quãng đường vật dịch chuyển.

A = F.s

- Trong đó:

A: công cơ học – đv: J

F: lực kéo – đv: N

s: quãng đường – đv: m    

Nếu vật chuyển động với vận tốc v thì: s = v.t (2)

Từ (1) và (2), suy ra:  A = F.v.t

Lưu ý: 1 kJ = 1000 J

2) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

          Hiệu suất: H =  \(\frac{{{A_1}}}{A}.100\%  = \frac{{P.h}}{{F.l}}.100\% \)

Trong đó: A1: công có ích; A: công toàn phần.

P: trọng lượng vật (N);   h: chiều cao (m)

F: lực kéo (N);     l: chiều dài mặt phẳng riêng (m)

Vì A > A1 è H < 1

3) Công suất: được xác định bằng công thực hiện trong một giây .

Công thức:    P=A/t         

A: Công thực hiện, đv: J

t: thời gian, đv: s

P: công suất, đv W

* Lưu ý:

1 kW = 1000W               

1 MW = 1 000 000 W                             

1 h = 3600s

Ví dụ: Khi nói công suất của máy quạt là 35W có nghĩa là mỗi giây cần cung cấp cho quạt một công là 35J

4) Bốn nguyên lí về cấu tạo phân tử của các chất:

  • Vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
  • Nguyên tử hay phân tử có kích thước rất nhỏ và giữa chúng có khoảng cách
  • Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
  • Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật đó chuyển động càng nhanh, động năng của chúng càng lớn.

5) Nhiệt năng: của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công, truyền nhiệt.

Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Đơn vị nhiệt năng và nhiệt lượng là J

6) Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng các cách sau:

  • Dẫn nhiệt:  nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác. Chất rắn > chất lỏng > chất khí
  • Đối lưu: Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí. Chủ yếu ở chất lỏng và khí.
  • Bức xạ nhiệt: Các tia nhiệt đi thẳng ra mọi hướng. Bức xạ nhiệt truyền trong chân không.

...

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Định luật về công

Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi

Lời giải:

Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công.

A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

C. Các máy cơ đơn giản luôn thiệt về đường đi.

D. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

Lời giải:

Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

- Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Chọn đáp án đúng nhất: Máy cơ đơn giản là:

A. Ròng rọc

B. Đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng

D. Tất cả các đáp án trên

Lời giải:

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

- Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

Cách thứ nhất: kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng

Cách thứ hai: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng

So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng.

A. Công thực hiện cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần

B. Công thực hiện cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn

C. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn

D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau

Lời giải:

Ta có: Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Ở các cách:

+ Cách 1: Lợi về đường đi, thiệt về lực

+ Cách 2: Lợi về lực, thiệt về đường đi

Còn công thực hiện ở hai cách đều như nhau

Đáp án cần chọn là: D

Công suất

Bài 1: Công suất là:

A. Công thực hiện được trong một giây

B. Công thực hiện được trong một giờ

C. Công thực hiện được trong một ngày

D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian

Lời giải:

Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 2: Chọn câu đúng:

A. Công suất là công thực hiện được trong một giây

B. Công suất là công thực hiện được trong một giờ

C. Công suất là công thực hiện được trong một ngày

D. Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian

Lời giải:

Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.

Đáp án cần chọn là: D

...

Cơ năng - Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Bài 1: Vật có cơ năng khi:

A. Vật có khả năng sinh công

B. Vật có khối lượng lớn

C. Vật có tính ì lớn

D. Vật có đứng yên

Lời giải:

Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 2: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công.

B. Vật có cơ năng khi vật có khối lượng lớn.

C. Vật có cơ năng khi vật có tính ì lớn.

D. Vật có cơ năng khi vật có đứng yên.

Lời giải:

Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất

A. Khối lượng

B. Trọng lượng riêng

C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất

D. Khối lượng và vận tốc của vật

Lời giải:

Ta có:

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

=> Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng.

B. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào trọng lượng riêng.

C. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.

D. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Lời giải:

Ta có:

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

=> Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 5: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng

B. Độ biến dạng của vật đàn hồi

C. Khối lượng và chất làm vật

D. Vận tốc của vật

Lời giải:

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

Đáp án cần chọn là: B

Cấu tạo chất – Chuyển động của nguyên tử và phân tử

Bài 1: Các chất được cấu tạo từ:

A. Tế bào

B. Các nguyên tử, phân tử

C. Hợp chất

D. Các mô

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các chất được cấu tạo từ tế bào.

B. Các chất được cấu tạo từ tác nguyên tử, phân tử.

C. Các chất được cấu tạo từ hợp chất.

D. Các chất được cấu tạo từ các mô.

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: …. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Vật.

D. Chất.

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Chọn phát biểu sai?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại

D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách

Lời giải:

A, B, C – đúng

D – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Chọn phát biểu đúng:

A. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Nguyên tử là một nhóm các phân tử kết hợp lại.

D. Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là phân tử.

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C – sai vì: Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D – sai vì: Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: A

...

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề cương, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?