Phương pháp giải bài tập Phép lai một cặp tính trạng quy luật Menđen Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHÉP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG QUY LUẬT MENĐEN

 SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

I. Phương pháp giải

1. Nhận dạng bài toán thuộc quy luật Men đen

a. Trường hợp 1

Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Men đen: Mỗi tính trạng do 1 gen quy định; mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (đối với lai hai hay nhiều tính trạng)

b. Trường hợp 2

Nếu đề bài đã xác định tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con

- Khi lai 1 cặp tính trạng (do 1 cặp gen quy định) cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau: 100% (đồng tính); 1: 1; 3 : 1; 2: 1 (tỷ lệ của gen gây chết); 1: 2: 1 (tỷ lệ của di truyền trung gian).

- Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau:

 (1: 1)n ; (3 : 1)n; (1: 2: 1)n.

c. Trường hợp 3

Nếu đề bài không xác định tỷ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho biết một kiểu hình nào đó ở con lai.

- Khi lai một cặp tính trạng, tỷ lệ 1 kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% hay ¼.

- Khi lai 2 cặp tính trạng mà tỷ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 6,25 % (hoặc 1/16); khi lai n cặp tính trạng mà từ tỷ lệ của kiểu hình đã biết cho phép xác định được số loại giao tử của bố (hoặc mẹ) có tỷ lệ bằng nhau và bằng hoặc là ước số của 25%.

2. Cách giải bài tập thuộc quy luật Men- đen

- Cũng như bài toán ở các quy luật di truyền khác cách giải gồm 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Quy ước gen: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).

Bước 2: Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp bố mẹ.

Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình và giải quyết các yêu cầu khác của đề bài.

II. Một số dạng bài tập di truyền thường gặp

1. Bài tập về: Tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử

a. Phương pháp giải:

- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp thì tối đa sẽ có 2n loại giao tử.

- Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta kẻ sơ đồ phân nhánh.Cặp gen dị hợp có 2 nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là các gen từ gốc đến ngọn.

b. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Hãy xác định số loại giao tử và kiểu gen giao tử của các cơ thể sau:

a. Cơ thể có kiểu gen AaBbDd

b. Cơ thể có kiểu gen AabbDdEE

c. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe

Hướng dẫn giải:

a. Cơ thể có kiểu gen AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp nên sẽ có 23 = 8 loại giao tử.

8 loại giao tử đó là

- Kiểu gen của 8 loại giao tử đó là: ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.

b. Cơ thể có kiểu gen AabbDdEE có 2cặp gen dị hợp là Aa và Dd nên sẽ có số loại giao tử là 22 = 4 loại

- Kiểu gen của 4 loại giao tử là: AbDE, AbdE, abDE, abdE.

c. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe  có 3 cặp gen dị hợp là Aa, Bb và Ee    nên có số loại giao tử là  23 = 8 loại giao tử.

- 8 loại giao tử đó là:

- Kiểu gen của 8 loại giao tử là:

ABdE , ABde, AbdE, Abde, aBdE, aBde, abdE, abde.

Bài tập 2: Cơ thể AABbDdee giảm phân sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? loại giao tử mang gen ABde chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

- Cơ thể AABbDdee có 2 cặp gen dị hợp nên sẽ cho số loại giao tử là  22 = 4 loại.

- Khi cơ thể có 4 loại giao tử thì mỗi loại giao tử chiếm tỉ lệ = ¼ =25%

→ loại giao tử mang kiểu gen ABde chiếm tỉ lệ là 25%.

2. Bài tập về: Phép lai một cặp tính trạng

2.1. Dạng 1: Xác định kết quả ở F1, F2

a. Phương pháp giải:

B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).

B2: Quy ước gen

B3:Xác định kiểu gen.

B4: Viết sơ đồ lai và kết quả

b. Bài tập vận dụng

Bài 1: Ở cà chua, dạng quả do một cặp gen quy định. Lai cây quả tròn với cây quả bầu dục, ở F1 thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F1 lai với nhau để được F2, viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết không có đột biến xảy ra.

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Ở F1 100% quả tròn ⇒ quả tròn trội so với quả bầu dục.

Bước 2: Quy ước gen: Gen A quy định quả tròn,

                                     Gen a  quy định quả bầu dục.

Bước 3: Vì F1 đồng tính à    Pt/c,  có các KG đồng hợp (AA và aa).

Bước 4: Sơ đồ lai từ P đến F2:  

       Pt/c:   ♂ AA (quả tròn)  X ♀  aa (quả bầu dục)

       GP:      A                                       a    

→ F1:   100%  Aa  (quả tròn) 

       F1 X  F1             Aa (quả tròn)   X  Aa (quả tròn) 

       GF1:                     1/2 A : 1/2 a                 1 /2A : 1/2 a

       F2:

     ♂ 

1/2 A

1/2 a

 

1/2 A

1/4 AA (quả tròn)

1/4 Aa (quả tròn)

1/2 a

1/4 Aa (quả tròn)

1/4 aa (quả bầu dục)

Kết quả: TLKG:  1/4AA : 2/4Aa: 1/4aa; TLKH:  3/4 quả tròn : 1/4 quả bầu dục.

--------Còn tiếp-------

 

2.2. Dạng 2: Dựa vào kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ

a. Phương pháp giải:

B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).

B2: Quy ước gen

B3:Xác định kiểu gen( dựa vào kiểu hình lặn ở đời con hoặc cháu)

B4: Viết sơ đồ lai và kết quả

b. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Ở người, thuận tay phải do gen trội  (F), thuận tay trái do gen lặn  (f). Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một gia đình, bố và mẹ đều thuận tay phải, con gái của họ thuận tay trái. Biết không có đột biến xảy ra.

Xác định kiểu gen của bố mẹ.

Hướng dẫn giải:

- Xác định kiểu gen

 Bố : thuận tay phải( F -)

 Mẹ : thuận tay phải( F -)

Con gái của họ thuận tay trái là tính trạng lặn có kiểu gen ff . trong đó 1 gen f nhận từ bố và 1 gen f nhận từ mẹ.

- Vậy  bố và của mẹ có kiểu gen dị hợp Ff.

- SĐL minh họa:    P:  ♀ Ff (thuận tay phải)  X  ♂ Ff (thuận tay phải)

                              GP:     1F : 1f                          1F : 1f 

         ♀   ♂       

F

f

F

FF

Ff

f

Ff

ff

Kết quả:    - Tỉ lệ kiểu gen: 1 FF: 2 Ff: 1 ff

                  - Tỉ lệ kiểu hình: 75% con thuận tay phải: 25% con thuận tay trái

--------Còn tiếp-------

2.3. Dạng 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ

a. Phương pháp giải:

B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).

B2: Quy ước gen

B3:Xác định kiểu gen( dựa vào tie lệ các kiểu hình ): 100%;    3:1;    1:1

B4: Viết sơ đồ lai và kết quả

b. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng.

a. Giải thích kết quả và lập  sơ đồ cho phép lai nói trên?

b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a.

- Xét kết quả F1 : chuột lông xù : chuột lông thẳng = 46 : 16 ≈ 3:1

Đây là tỉ lệ của định luật phân tính, tính trội hoàn toàn => Lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông thẳng.

- Qui ước: A: lông xù; a: lông thẳng.

- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 =>

 P đều có KG dị hợp: Aa(lông xù)  x Aa (lông xù)

- Sơ đồ lai minh họa:

         P: (lông xù)     Aa       x          Aa (lông xù)

         G:                    A, a                 A, a

         F1:       AA : Aa : Aa: aa

         + KG: 1AA : 2Aa : 1aa

         + KH: 3 chuột lông xù : 1 chuột lông thẳng.

b.

- Trường hợp 1:       P: (lông xù)     AA      x         AA (lông xù)

                                 G:                    A                     A

                                 F1:       AA

                                 + KG: 100% AA

                                 + KH: 100% lông xù.

- Trường hợp 2:       P: (lông xù)     AA      x         Aa (lông xù)

                                 G:                    A                     A, a

                                 F1:       AA : Aa

                                 + KG: 1AA : 1Aa

                                 + KH: 100% lông xù.

- Trường hợp 3:       P: (lông xù)     Aa       x         Aa (lông xù)

                                 G:                    A,a                  A, a

                                 F1:       AA : Aa : Aa : aa

                                 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa

                                 + KH: 3 lông xù: 1 lông thẳng.

 

--------Còn tiếp-------

2.4. Dạng 4 : Bài toán tạp giao

Bài tập 1: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh. Khi cho  cây hạt vàng lai với cây hạt xanh được F1 phân li theo tỉ lệ 1 cây hạt vàng : 1  cây hạt xanh. Sau đó cho các cây F1 tạp giao với nhau thì kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào ? Biết rằng gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. (Đề thi HSG Tỉnh 2005 - 2006)

Hướng dẫn giải:

- Qui ước: Gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh.

- F1 phân li theo tỉ lệ 1 cây hật vàng : 1 cây hạt xanh là kết quả của phép lai phân tích suy ra cây hạt vàng đem lai có kiểu gen dị hợp Aa.

- Sơ đồ lai:

           P           Aa (cây hạt vàng)  x  aa (cây hạt xanh)

          G          A , a                            a

           F1    KG:       1Aa      :      1aa

                  KH: 1 cây hạt vàng : 1 cây hạt xanh

- Cho F1 tạp giao ta có các phép lai sau:

      Phép lai 1    Aa x  Aa (chiếm 1/4 tổng số phép lai )

      Phép lai 2    Aa x  aa (chiếm 2/4 tổng số phép lai )

      Phép lai 3    aa x  aa (chiếm 1/4 tổng số phép lai )

- Kết quả F2 :

      Phép lai 1:  1/4  (Aa x  Aa)   

      F2 : KG: 1/4 (1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa) = 1/16 AA : 2/16 Aa : 1/16 aa            

            KH: 3/16 cây hạt vàng : 1/16 cây hạt xanh 

      Phép lai 2:  2/4  (Aa x  aa)

      F2 : KG: 2/4(1/2 Aa : 1/2 aa)  = 2/8 Aa : 2/8 aa

             KH: 1/2 cây hạt vàng : 1/2 cây hạt xanh

      Phép lai 3:  1/4  (aa x  aa)

      F2 : KG:   1/4 aa

             KH: 100% cây hạt xanh

→ Tỉ lệ chung ở F2 : KG: 1/16 AA : 6/16 Aa : 9/16 aa

                                   KH: 7 cây hạt vàng : 9 cây hạt xanh

Bài 2: Ở đậu Hà lan, gen A trội hoàn toàn quy định hạt màu vàng, gen lặn a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh để được F1, tiếp tục lấy hạt của cây F1 đem gieo để được cây F2. Biết không xảy ra đột biến.

a) Hãy xác định tỉ lệ màu hạt của các cây thế hệ F1 và cây thế hệ F2 .

Hướng dẫn giải:

a) Xác định tỉ lệ màu hạt của các cây thế hệ F1 và cây thế hệ F2 .

- Hạt của cây ở thế hệ P (thế hệ F1): Toàn hạt màu vàng X Cây hạt màu vàng có KG AA, cây hạt xanh có KG aa, hạt thu được có KG dị hợp (Aa) sẽ thành cây F1.

- Cây F1 tự thụ phấn: F1: Aa X Aa  →  1/4 AA: 2/4 Aa : 1/4 aa.

Hạt của cây F1 (là thế hệ F2 ) có 2 loại màu, tỉ lệ 3/4vàng : 1/4 xanh, sẽ thành cây F2.

- Các cây F2 qua tự thụ phấn:

Cây AA cho:  1/4 (AA  X AA ) = 1/4 AA .

Cây Aa cho:   1/2 (Aa  X Aa)    =  1/8 AA : 1/4 Aa : 1/8  aa

Cây aa cho:    1/4  (aa X aa)      =  1/4 aa.

Hạt của các cây F2 (là thế hệ F3 ) có TLKG :  3/8 AA : 2/8 Aa : 3/8  aa 

                                                          TLKH : 5 màu vàng: 3 màu xanh.

Bài 3: Ở cà chua quả tròn ( A) trội hoàn toàn so với quả dài (a). Khi lai cà chua quả tròn với nhau, F1 được toàn cà chua quả tròn . Cho F1 giao phấn với nhau, F2  xuất hiện có cả cà chua quả tròn và quả dài. Lập sơ đồ lai từ P đến F2  

Hướng dẫn giải:

Theo bài ra F2  có cả cà chua quả tròn và quả dài. Chứng tỏ  P không thuần chủng

Vậy P có kiểu gen là:

    P:      A A( quả tròn)       x         A a( quả tròn )

   G:          A                                     A,     a

   F1:   Kiểu gen       ½ A A:  ½ A a

           Kiểu hình : 100% quả tròn

Cho F1 giao phấn xảy ra các trường hợp sau

   F1  :      ½ A A     x          ½  A A

                ½ AA      x           ½ A a

                ½ A a       x          ½ A A

                 ½ A a      x           ½ A a

F2  có TLKG :  9 AA : 6 Aa : 1  aa 

           TLKH : 16 tròn :  1 dài

 

-(Để xem tiếp nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Phép lai một cặp tính trạng Quy luật Menđen Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?