Phương pháp giải bài tập Di truyền liên kết bồi dưỡng HSG Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT

BỒI DƯỠNG HSG SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1, Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền liên kết

1.1. Nhận dạng dựa vào thông tin đề bài cho

- Khi đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau thì các gen di truyền độc lập.

- Khi đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên cùng một cặp NST à các gen di truyền liên kết.

1.2. Nếu đề bài cho hoặc có thể xác định đầy đủ các yếu tố sau đây:

- Lai 2 hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội, lặn.

- Ít nhất 1 cơ thể đem lai dị hợp về 2 cặp gen.

-Tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ của lai 1 cặp tính trạng của quy luật Menđen là: 100%, 3 : 1, 1 : 2 : 1, 1 : 1

1.3, Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen trở lên nằm trên 2 cặp NST tương đồng.

- Nếu kiểu gen đó tự thụ phấn (hoặc tự giao phối), cho ở đời con lai 16 tổ hợp.

- Nếu kiểu gen đó lai phân tích cho tỉ lệ con lai là:  1 : 1 : 1 : 1 ….

Trong các trường hợp đó, có thể suy ra rằng: Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen chỉ tạo có 4 loại giao tử ngang nhau, tức phải có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.

2. Cách giải bài tập

Cũng giống như các giai đoạn của bài toán thuộc quy luật Menđen, giải bài tập di truyền liên kết cũng gồm 3 bước:

2.1. Bước 1 : Quy ước gen giống như ở quy luật Menđen.

2.2. Bước 2: Xác định kiểu gen bố, mẹ (P)

- Trước hết phải xác định bài toán thuộc quy luật di truyền liên kết hoàn toàn.

- Chọn 1 kiểu hình phù hợp ở con lai để phân tích kiểu liên kết gen và kiểu gen của bố, mẹ .

Lưu ý :Kiểu hình được chọn để phân tích, cần chú ý đến kiểu hình do ít kiểu gen quy định ‎ (kiểu hình càng có nhiều tính trạng lặn càng dễ phân tích)

2.3. Bước 3: Lập sơ đồ lai và giải quyết các yêu cầu khác của đề bài.

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Cho 2 dòng ruồi dấm thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Dòng 1 có kiểu hình thân xám, mắt trắng, Dòng 2 có kiểu hình thân đen, mắt đỏ. Hãy bố trí thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân ly độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng thân xám, mắt đỏ là trội hoàn toàn so với thân đen, mắt trắng.

Giải:

A. Phương pháp xác định:

Cho  dòng 1 thân xám, mắt trắng thuần chủng lai với dòng 2 thân đen, mắt đỏ thuần chủng thu được F1 toàn thân xám, mắt đỏ (dị hợp 2 cặp gen Aa và Bb)

Quy ước gen:   A: thân xám          a: thân đen

                          B: mắt đỏ              b: mắt trắng.

Ta có 2 phương pháp xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân ly độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Đó là:

- Cho F1 tự phối

- Cho F1 lai phân tích.

a. Trường hợp 1: Cho F1 tự phối (F1 ♂ x F1 ♀)

+ Nếu F2 thu được có 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 9 : 3 : 3 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)

+ Nếu F2 thu được có 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 3 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)

b. Trường hợp 2: Cho F1 lai phân tích

+ Nếu FB thu được có 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 1 : 1 : 1 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)

+ Nếu FB thu được có 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 1 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)

B. Chứng minh:

a. Trường hợp 1: Cho F1 tự phối (F1 ♂ x F1 ♀)

F1:   ♂   AaBb (thân xám, mắt đỏ)   x    F1:  ♀    AaBb (thân xám, mắt đỏ)

G:      1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab                  1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab

F2:                       9 (A-B-)  : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1 (aabb)

Tỷ lệ kiểu hình: 9 thân xám, mắt đỏ: 3 thân xám, mắt trắng: 3 thân đen, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt trắng

 (4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 3 : 3 :1)

Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)

Nếu:

F1:    \(\frac{{AB}}{{ab}}%\) (thân xám, mắt đỏ)        x      F1  \(\frac{{AB}}{{ab}}%\) (thân xám, mắt đỏ)

GF1  : 1/2 AB , 1/2 ab                              1/2 AB , 1/2  ab

    F2:                1 \(\frac{{AB}}{{AB}}%\)    :  2 \(\frac{{AB}}{{ab}}%\)  :   1  \(\frac{{ab}}{{ab}}%\)

Tỉ lệ kiểu hình:    3 thân xám, mắt đỏ:  1 thân đen, mắt trắng

                                 (2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3 : 1)

Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)

b. Trường hợp 2: Cho F1 lai phân tích

F1:      AaBb (thân xám, mắt đỏ)      x         aabb (thân đen, mắt trắng)

G:  1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab                  1ab 

FB :          1AaBb     :      1Aabb      :      1aaBb      :      1aabb

- Tỷ lệ kiểu hình: 1 thân xám, mắt đỏ: 1 thân xám, mắt trắng: 1 thân đen, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt trắng.

(4 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1 : 1 :1)

Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)

Nếu: Cho F1 lai phân tích

F1 :            ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}\) (thân xám, mắt đỏ)    x    ♀ \(\frac{{ab}}{{ab}}\) (thân đen, mắt trắng)

         G  :    1/2 AB ,   1/2 ab                                       1 ab

          FB:                          1 \(\frac{{AB}}{{ab}}\)          :            1  \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

- Tỉ lệ kiểu hình : 1 thân xám, mắt đỏ:  1 thân đen, mắt trắng

                                 (2 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1)

Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)

Bài 2: Ở bướm tằm, hai tính trạng kén trắng, hình dài là trội hoàn toàn so với hai tính trạng kén vàng, hình bầu dục. Hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nói trên nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng.

Đem giao phối riêng rẽ 3 con bướm tằm đực mang các kiểu gen khác nhau, nhưng đều có kiểu hình kén trắng, dài với 3 con bướm tằm cái đều có kiểu hình kén vàng, bầu dục. Kết quả ở mỗi phép lai được ghi nhận như sau:

1. Ở cặp lai 1: cho đồng loạt các con mang kiểu hình của bố.

2. Ở cặp lai 2: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén trắng, bầu dục.

3. Ở cặp lai 3: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén vàng, dài.

Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.

Giải:

Nhận dạng bài toán: đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên cùng một cặp NST à  các gen di truyền liên kết.

Qui ước :  A: kén màu trắng                                a: kén màu vàng

                 B: hình dài                                          b:  hình bầu dục

Bướm tằm bố trong 3 phép lai đều mang tính trạng trội là kén trắng, dài. Các bướm tằm mẹ trong 3 phép lai đều có kiểu hình kén màu vàng, hình bầu dục có kiểu gen là: \(\frac{{ab}}{{ab}}\), chỉ tạo ra 1 loại giao tử ab nên kiểu hình ở bướm tằm con tại ra ở mỗi phép lai phụ thuộc vào loại giao tử tạo ra từ bướm tằm bố.

1. Xét cặp lai 1:

Toàn bộ các bướm tằm con mang kiểu hình của bố có kiểu hình kén trắng, dài.

Suy ra bố chỉ tạo 1 loại giao tử duy nhất là  AB .

Nên bướm tằm bố có kiểu gen: \(\frac{{AB}}{{AB}}\)  

Sơ đồ lai: 

               P:          \(\frac{{AB}}{{AB}}\)    (Trắng, dài)      x          \(\frac{{ab}}{{ab}}\)   (vàng, bầu dục)

              GP:          AB                                            ab

                 F1                                \(\frac{{AB}}{{ab}}\)   100% Trắng, dài                

2. Xét cặp lai 2: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén trắng, bầu dục.

- Để con mang kiểu hình của bố có kiểu hình kén trắng, dài; bố phải tạo 1 loại giao tử  AB.

- Để con có kiểu hình kén trắng, bầu dục; bố phải tạo 1 loại giao tử  Ab. Vậy bố có kiểu gen: \(\frac{{AB}}{{Ab}}\)

Sơ đồ lai:

               P:                 \(\frac{{AB}}{{Ab}}\)   Trắng, dài   x    \(\frac{{ab}}{{ab}}\)   vàng, bầu dục

               GP:         1/2 AB  ,    1/2 Ab                         1 ab

               F1:                \(\frac{{AB}}{{ab}}\)           :          \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)

                              50% Trắng, dài  : 50% Trắng, bầu dục

3. Xét cặp lai 3: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén vàng, dài.

   - Để con mang kiểu hình của bố có kiểu hình kén trắng, dài; bố phải tạo 1 loại giao tử  AB.

   - Để con có kiểu hình kén vàng, dài; bố phải tạo 1 loại giao tử  aB

Vậy bố có kiểu gen: \(\frac{{AB}}{{aB}}\)

Sơ đồ lai:

               P:            \(\frac{{AB}}{{aB}}\)   Trắng, dài         x        \(\frac{{ab}}{{ab}}\)    vàng, bầu dục

               GP        1/2 AB    ,   1/2 aB                 1 ab

               F1              1 \(\frac{{AB}}{{ab}}\)               :               1 \(\frac{{aB}}{{ab}}\)

                             50% Trắng, dài  : 50%  vàng, dài

-(Để xem tiếp nội dung từ câu 3-5 của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Di truyền liên kết bồi dưỡng HSG Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?