Phương pháp giải bài tập chuyên đề Amino Axit môn Hóa học 12 năm 2021

A. LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM

I. LÝ THUYẾT

1.CT tổng quát của amino Axit : (H2N)n – R – (COOH)n’ : n , n’ ≥ 1 : R là gốc hidrocacbon hóa trị (n + n’)

Hoặc (H2N)n – CxHy – (COOH)n’ : n , n’ ≥ 1 , x ≥ 1 , y + n + n’ ≤ 2x + 2

Amino axit thường gặp :

Amino axit chứa 1 nhóm amino (NH2) và một nhóm chức axit (COOH) no mạch hở :  H2N-R-COOH

2. tính chất

a.Amino axit có tính chất của nhóm COOH

* Tính axit: RCH(NH2)COOH + NaOH  → RCH(NH2)COONa + H2O

* Phản ứng este hoá:                                                                     

RCH(NH2)COOH + R’OH  →  RCH(NH2)COOR’ + H2O

b.Amino axit có phản ứng giữa nhóm COOH và nhóm NH2

Tạo muối nội     H2N-CH-COOH → H3N+-CH-COO 

Phản ứng trùng ngưng của các ε– và ω– amino axit tạo poliamit:

nH2N-[CH2]5-COOH   →   ( NH-[CH2]5-CO )n + nH2O

axit ε- aminocaproic            policaproamit

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

1. phản ứng thể hiện tính lưỡng tính của amino axit

+ Phản ứng với axit mạnh: HOOC- CH2NH2 + HCl HOOC – CH2 – NH3 +Cl

+ Phản ứng với bazơ mạnh: NH2- CH2- COOH + NaOH H2N – CH2 – COOONa + H2O

Tính axit- bazơ của dung dịch amino axit (H2N)x – R – (COOH)y. phụ thuộc vào x, y:

- x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

- x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh

- x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

2. Xác định công thức aminoaxit:

*Tác dụng với NaOH:.

Ptpu: (H2N)a – R – (COOH)b + bNaOH → (H2N)a – R – (COONa)b + bH2O

\(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{a\min oaxit}}}}\)  = b = số nhóm chức axit ( – COOH)

* Tác dụng với HCl

Ptpu: (H2N)a – R – (COOH)b + aHCl (ClH3N)a – R – (COOH)b

\(\frac{{{n_{HCl}}}}{{{n_{a\min oaxit}}}} = a\) = số nhóm chức baz  (–NH2)

3, tính khối lượng của aminoaxit tác dụng với axit hoặc bazo

* Phải viết được 2 phương trình có dạng:

+ Với axít HCl:

H2N– R – COOH +  HCl → ClH3N– R – COOH

R + 61                                       R+ 97,5      tăng 36,5

+ Với bazơ NaOH:

H2N– R – COOH+ NaOH → H2N– R – COONa  + H2O

R + 61                                     R+ 83       tăng 22 

4. Dạng bài tập: khi cho a.a hoặc hỗn hợp a.a tác dụng với dd HCl thu đcược dd X sau đó cho tiếp NaOH vào dd Y

Và ngược lại cho a.a hoặc hỗn hợp a.a tác dụng với dd NaOH thu được dd X sau đó cho tiếp HCl vào dd Y

B. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:

A. C4H10O2N.                  

B. C5H9O4N.                

C. C4H8O4N2.                  

D. C5H11O2N.

Hướng dẫn giải                                                         

(H2N)xR(COOH)y + x HCl → (ClH3N)xR(COOH)y;

(H2N)xR(COOH)y + y NaOH →  (H2N)xR(COONa)y + y H2O.

Theo bài ra và theo các phản ứng ta có: m2 – m1 = 23 và y – 36,5x – y = 7,5  →  44y = 73x +15.

Chỉ có x =1; y = 2 là phù hợp với các kết quả trong đáp án.

Chọn đáp án B.

Chú ý: Nếu đây là bài toán tự luận thì sẽ có vô số đáp án vì có vô số cặp x,y thỏa mãn, mặt khác mỗi cặp x, y lại tương ứng với gốc R tùy ý.

Ví dụ 2: Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là:

A. H2NC2H3(COOH)2.    

B. H2NC3H5(COOH)2

C. (H2N)2C3H5COOH. 

D. H2NC3H6COOH.

Hướng dẫn giải 

(H2N)xR(COOH)y + x HCl → (ClH3N)xR(COOH)y;

(H2N)xR(COOH)y + y NaOH  → (H2N)xR(COONa)y + y H2O.

Ta có: nHCl = 0,1.200.10 -3 = 0,02 (mol) = nX; nNaOH = 40.4%/40 = 0,04 (mol) = 2nx x =1; y = 2.

mMuối = 0,02( R + 52,5 + 2.45) = 3,67 R = 41  R là C3H5.

Chọn đáp án B.

Ví dụ 3: pH của dung dịch cùng nồng độ mol của 3 chất H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3(CH2)3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây ?

A. CH3(CH2)3NH2  < H2NCH2COOH < CH3CH2COOH.

B. CH3CH2COOH < H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2.

C. H2NCH2COOH < CH3CH2COOH < CH3(CH2)3NH2.

D. H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2  < CH3CH2COOH.

Hướng dẫn giải

CH3CH2COOH có môi trường axit

NH2CH2COOH có môi trường trung tính

CH3(CH2)3NH2 có môi trường bazo

→ Vậy pH của 3 chất trên được sắp sếp như sau:

CH3CH2COOH < H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2.

Đáp án B.

Ví dụ 4: Hợp chất X là một a-amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối. Phân tử khối của X là :

A. 174.

B. 147.

C. 197.

D. 187.

Hướng dẫn giải

n HCl = 0,08 * 0,125 = 0,01 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m X + m HCl = m Muối

→ m X = 1,835 – 0,01 * 36,5 = 1,47 (gam)

Khối lượng mol của X là:

1,47 : 0,01 = 147 (gam/mol)

Đáp án B.

Ví dụ 5: Đốt cháy 8,7 gam amino axit X thì thu được 0,3 mol CO; 0,25 mol H2O và 0,05 mol N2 (đktc). CTPT của X là:

A. C3H7O2N.

B. C3H5O2N.

C. C3H7O2N2

D. C3H9O2N2.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

nC = nCO2 = 0,3 mol

nH = 2nH2O = 0,25 .2 = 0,5 mol

nN = 2 nN2 = 0,05 .2 = 0,1 mol

mO = mX – mC – mH – mO = 8,7 – 0,3 .12 – 0,5 . 1 – 0,1 . 14 = 3,2 gam

→ nO = 3,2 : 16 = 0,2 mol

Ta có: nC : nH : nN : nO = 0,3 : 0,5 : 0,1 : 0,2 = 3 : 5 : 1 : 2

→ CTPT của X là : C3H5NO2

Đáp án B

Ví dụ 6: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là :

A. 16,825 gam.        

B. 20,18 gam.        

C. 21,123 gam.        

D. 15,925 gam.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Theo giả thiết hỗn hợp các amin gồm C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (C2H5)2NCH3 đều là các amin đơn chức nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Sơ đồ phản ứng : X + HCl → muối

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam

C. LUYỆN TẬP

Câu 1:Để chứng minh glyxin C2H5O2N là một amino axit , chỉ cân cho pứ với

A. NaOH                

B. HCl                     

C. CH3OH/HCl      

D. HCl và NaOH

Câu 2:Ứng với CT C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit ?

A. 2                         

B. 3                         

C. 4                         

D. 5

Câu 3:Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là :

A. CH3NH2                                              

B. C6H5ONa           

C. H2N – CH2 – CH(NH2) – COOH        

D. H2NCH2 COOH

Câu 4:Chất X có CT là C3H7O2N . X có thể tác dụng với NaOH , HCl và làm mất màu dd Br. CT của X là:

A. CH2 = CH COONH4                          

B. CH3CH(NH2)COOH

C. H2NCH2CH2COOH                           

D. CH3CH2CH2NO2

Câu 5:dd chất nào sau đây không làm chuyển màu quỳ tím. ?

A. H2N(CH2)2CH(NH2)COOH.              

B. CH3CH(OH)COOH

C. H2NCH2COOH                                  

D. C6H5NH3Cl

Câu 6:Axit glutamic (HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất

A. Chỉ có tính axit  

B. Chỉ có tính bazơ 

C. Lưỡng tính         

D. Trung tính.

Câu 7: Trong các chất sau chất nào có liên kết peptit?

A. alanin                  

B. Protein                

C. Xenlulozo           

D. Glucozo

Câu 8:Cho 0,1 mol A (α – amino axit H2N-R-COOH) phản ứng hết với HCl tạo 11,15 gam muối. A là

A. Valin                  

B. Phenylalani         

C. Alanin                

D. Glyxin

Câu 9:Amino axit X chứa một nhóm –COOH và 2 nhóm –NH2.Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 154 gam muối. CTPT của X là:

A. C4H10N2O2         

B. C5H10N2O2         

C. C5H12N2O2         

D. C6H14N2O2

Câu 10:Hợp chất nào sau đây không phải là Amino axit

A. H2NCH2COOH                                  

B. CH3CH2CONH2

C. CH3NHCH2COOH                             

D. HCOOCCH2CH(NH2)COOH

Câu 11:Tỉ lệ thể tích của CO2 : H2O khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng X của glixin là 6 : 7 (phản ứng cháy sinh ra N2). X tác dụng với glixin cho sản phẩm đipeptit. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH(NH2)COOH                          

B. NH2CH2CH2COOH

C. C2H5CH(NH2)COOH                         

D. A và B đúng

Câu 12:X là một a – amino axit no chỉ chứa một nhóm - NH2 và một nhóm –COOH. Cho 13,1g X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 16,75g muối clohiđrat của X. X có công thức cấu tạo nào sau đây?

A. CH3CH2(NH2)COOH                         

B. H2N(CH2)3COOH

C. CH3(CH2)4(NH2)COOH                     

D. H2N(CH2)5COOH

Câu 13:Đốt cháy hết a mol một aminoaxit được 2a mol CO2 và a/2mol N2. Aminoaxit trên có công thức cấu tạo là:

A. H2NCH2COOH                                  

B. H2N(CH2)2COOH

C. H2N(CH2)3COOH                              

D. H2NCH(COOH)2

Câu 14:Để trung hòa 200ml dung dịch aminoaxit X 0,5M cần 100g dung dịch NaOH 8%. Cô cạn dd thu được 16,3g muối khan. X có công thức cấu tạo là:

A. H2NCH(COOH)2                                

B. H2NCH2CH(COOH)2          

C. (H2N)2CHCH2(COOH)2                     

D. Avà B đúng

Câu 15:A là -amioaxit (có chứa 1 nhóm –NH2). Đốt cháy 8,9g A bằng O2 vừa đủ được 13,2g CO2; 6,3g H2Ovà 1,12 lít N2(đktc). A có CTPT là :

A. C2H5NO2           

B. C3H7NO2           

C. C4H9NO2           

D. C6H9NO4

Trên đây là nội dung Phương pháp giải bài tập chuyên đề Amino Axit môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?