Ôn tập kiến thức bài 9 GDCD 12

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

A. Kiến thức trọng tâm

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

a. Trong lĩnh vực kinh tế

  • Tạo khung pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của CD
  • Các quy định của pháp luật về thuế, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

 Tóm lại, trong quá trình tăng trưởng KT đất nước, PL giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền KT để mọi CD, mọi thành phần KT và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của PL, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền KT đất nước.

b. Trong lĩnh vực văn hóa

  • Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.

c. Trong lĩnh vực xã hội

- Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta

- Pháp luật giải quyết những vấn đề:

  • Dân số và việc làm.
  • Bất bình đẳng xã hội.
  • Khoảng cách giàu nghèo.
  • Nâng cao dân trí.
  • Đạo đức và lối sống không lành mạnh.
  • Tai, tệ nạn xã hội…….

d. Trong lĩnh vực môi trường

  • Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định “Cơ quan NN, đơn vị vũ trang, tỏ chức KT, tổ chứ XH, mọi cá nhân phải thực hiên các quy định của NN về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường

e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội

  • Điều 13 Hiến pháp năm 1992 quy định : “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đều bị nghiêm trị theo pháp luật”
  • Khoản 2, điều 6 luật quốc phòng quy định : “CD phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của NN và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng…”

2. Nội dung cơ bản của pháp Luật Với Sự Phát Triển KT đất nước

a. Nội dung cơ bản về sự phát triển kinh tế

* Quyền tự do kinh doanh của CD: Có nghĩa là mọi CD khi có đủ điều kiện do PL quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan NN có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh

* Nghĩa vụ của CD khi thực hiện các họat động kinh doanh: Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giất phép kinh doanh,  nộp thuế đầy đủ theo quy định của PL, bảo vệ môi trường, bảo vệ quền lợi người tiêu dùng, tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội… trong đó nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng.

b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa

  • PL về sự phát triển văn hóa được quy định trong Hiến pháp, bộ luật dân sự, luật di sản văn hóa, luật xuất bản, luật báo chí…
  • PL về sự phát triển văn hóa nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn H, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

c. Nội dung cơ bản về sự phát triển các lĩnh vực xã hội

Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội:

  • Pháp luật với việc giải quyết dân số và việc làm.
  • Pháp luật với việc xóa đói giảm nghèo.
  • Pháp luật với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  • Pháp luật với việc phòng và chống tệ nạn xã hội.

d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

  • Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân
  • Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
  • Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Có trách nhiệm trồng cây gây rừng….
  • Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vảo vệ các loại động thực vật và hệ sinh thái…

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.

  • Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia…
  • Ban hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức, trường học.
  • Củng cố quốc phòng, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Tại sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước?

Bài làm:

Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, làm cho mọi công dân phát huy đầy đủ nhất khả năng, tận dụng tốt nhất mọi điều kiện của mình nhằm làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho mình và cho đất nước. Thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân, pháp luật tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và là động lực thúc đẩy kinh doanh phát triển. Từ đó, pháp luật chính là cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước.

Thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Như vậy, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu 2: Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.

Theo em, tại sao pháp luật lại quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này? Các quy định ưu đãi về thuế có mối liên hệ gì với sự tăng trưởng kinh tế đất nước?

Bài làm:

Pháp luật quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này vì những ngành, nghề, lĩnh vực này phục vụ những điều kiện sống cơ bản, cấp thiết của người dân, được nhà nước khuyến khích phát triển, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.

Các ưu đãi về thuế giúp các doanh nghiệp có thể sớm quay vòng vốn, hạ gía thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo cơ hội liên kết, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy kinh doanh phát triển, đặc biệt ở những ngành mũi nhọn được nhà nước khuyến khích, giúp kinh tế đất nước tăng trưởng theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

Câu 3: Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?

Bài làm:

Quyền tự do kinh doanh của công dân hiểu đơn giản là công dân thích mua gì bán gì, kinh doanh gì là quyền của công dân. Công dân có thể kinh doanh riêng lẻ, lập công ty, cửa hàng…chỉ cần không buôn bán, làm những điều trái với pháp luật, nhà nước.

Câu 4: Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội?

Bài làm:

Để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội bởi vì:

Một đất nước không thể phát triển bền vững nếu nó chỉ phát triển về một lĩnh vực nhất định. Mà nó cần phải kết hợp hài hòa phát triển các yếu tố khác như văn hóa, xã hội, giáo dục…

Những quy định của pháp luật về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế đất nước nhưng cũng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội. Nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết như: dân số và việc làm, bất bình đẳng xã hội và tăng khoảng cách giàu nghèo, sức khỏe của nhân dân, nạn đói nghèo, tệ nạn xã hội, đạo đức và lối sống không lành mạnh,... Tất cả những vấn đề xã hội này cần phải được giải quyết để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Và các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.

Cùng với những chủ chương, chính sách của Nhà nước, pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội với sự phát triển bền vững của đất nước?

Bài làm:

Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường quốc phòng an ninh là những bộ phận cấu thành không thể tách nhau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Pháp luật có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển, đảm bảo cho sự phát triển về văn hóa và xã hội, tạo điều kiện để phát triển bền vững đất nước.

Do đó, các yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu 6: Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con? Quy định này có ý nghĩa gì đối với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước?

Bài làm:

Pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con là bởi vì:

Dân số không chỉ là vấn đề quốc gia mà nó còn là vấn đề của toàn cầu. Ở nước ta, nền kinh tế còn kém phát triển, do đó dân số tăng nhanh không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế mà còn kéo theo các vấn đề xã hội như nạn đói nghèo, việc làm, trật tự an ninh…

Vì vậy, trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển, mỗi gia đình chỉ nên sinh 1 đến 2 con. Nó không chỉ góp phần hạn chế các vấn đề xã hội mà còn để đảm bảo hơn trong việc nuôi dạy.

Câu 7: Theo em, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người có liên quan gì đến hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam?

Bài làm:

Cuộc sống con người gắn liền với môi trường. Những việc làm của con người đều có tác động đến môi trường.

Những năm gần đây, do hoạt động khai thác quá mức của con người dẫn đến môi trường đang bị tàn phá ngày càng nặng nề, khó có thể khắc phục được.

Một ví dụ điển hình nhất ở nước ta mà hầu như ai cũng thấy được đó chính là: Việc khai thác và chặt phá rừng quá mức đã khiến cho lũ lụt, lũ quét xảy ra liên tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người.

Câu 8: Tại sao để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường?

Bài làm:

Pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết , tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế những tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường…

Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức; hướng dẫn giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

Pháp luật còn thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức đồng thời khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường.

=> Để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

Câu 9: Hãy phân tích vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Bài làm:

.Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lí như: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,...

Nguyên tắc họat động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tòan dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và họat động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Câu 10: Điều 41 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Em hiểu thế nào về quy định này?

Bài làm:

Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

Vấn đề quốc phòng trở thành hoạt động của cả nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi quy mô, hình thức.

Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa khủng bố và các thế lực phản động quốc tế vẫn đang triển khai hàng loạt hoạt động chống lại nền hòa bình khu vực và thế giới, chống độc lập dân tộc và CNXH. Đấu tranh giữ gìn hòa bình của đất nước, khu vực và thế giới là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới theo như Hiến pháp quy định là đúng thực tiễn và quy luật khách quan.

Vì vậy, bất kỳ ai, ở cương vị nào, là công dân Việt Nam cần hiểu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN  là quyền lợi, nghĩa vụ, vinh dự và trách nhiệm của mình. Mỗi tổ chức, cá nhân ở cương vị nào, trong hay ngoài nước cần có những việc làm thiết thực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện hoàn cảnh, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP

PHẦN 1:

Câu 1: Pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội quy định về

A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội.

B. phòng, chống thiên tai.

C. thúc đẩy phát triển dân số.

D. phòng, chống nạn thất nghiệp.

Câu 2: Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp ?

A. Cán bộ, công chức nhà nước.

B. Người đang không có việc làm.

C. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.

D. Sinh viên.

Câu 3: Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là

A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

B. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

C. đảm bảo tăng trưởng kinh tế đất nước.

D. phòng, chống buôn bán ma túy.

Câu 4: Ở nước ta hiện nay, chủ thể nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp ?

A. Ngưởi chưa thành niên.

B. Tổ chức, cá nhân theo quy dịnh của Luật Doanh nghiệp.

C. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.

D. Người đang chấp hành hình phạt tù.

Câu 5: Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Nộp thuế. 

B. Công khai thu nhập trên báo chí.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

Câu 6: Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là :

A. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có hoạt động kinh doanh.

B. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.

C. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào.

D. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Câu 7: Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất ?

A. Nộp thuế đầy đủ.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

D. Bảo vệ tài nguyên.

Câu 8: Pháp luật nước ta quy định, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:

A,. Mọi tổ chức kinh tế.

B. Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Mọi tổ chức

D. Mọi công dân.

Câu 9: Hoạt động nào sau đây xâm phạm an nỉnh quốc gia?

A. Tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ địa phương.

B. Tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước cho nhân dân.

C. Tuyên truyền kiến thức lịch sử, văn hóa truyền thống tại các khu du lịch.

D. Tuyên truyền những nội dung có tính chất ,phản động, tung tin bịa đặt, nói xấu các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây ?

A. Nộp thuế đầy đủ.

B. Công khai thu nhập trên báo chí.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an nình.

Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây góp phần gây nên những hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây?

A. Môi trường ô nhiễm.

B. Săn bắt động vật quý hiếm.

C.Khai thác hải sản.

D. Đô thị hóa.

Câu 12: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân là một trong những nội dung của pháp luật về

A.Kinh tế.

B. Xã hội.

C. Môi trường.

D. Quốc phòng, an ninh.

Câu 13: Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự ?

A. Đủ 17 tuổi.      

B. Đủ 18 tuổi.

C. Đủ 19 tuổi.      

D. Đủ 20 tuổi.

Câu 14: Công dân được đào tạo trình độ cao dẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi ?

A. 25 tuổi.      

B. 27 tuổi.

C. 28 tuổi.      

D. 30 tuổi.

Câu 15: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào nội dung nào dưới đây ?

A. Uy tín nguời đứng đầu doanh nghiệp.

B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 16: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. mọi tổ chức, cá nhân.

B. riêng cán bộ kiểm lâm.

C. riêng cán bộ, công chức nhà nước.

D. mọi người quan tâm.

Câu 17: Anh Kh. có ý định mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật. Anh Kh. cần có hoặc không cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở cửa hàng ?

A. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Y.

B. Không cần bằng cấp nào nữa.

C. Cần có bằng tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp.

D. Cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức bất kỳ.

Câu 18: Doanh nghiệp có thể được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp những năm sau nếu:

A. Kinh doanh những mặt hàng xa xỉ.

B. Kinh doanh thêm những mặt hàng không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

C. Kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

D. Kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích.

Câu 19: Trong các việc làm sau, đâu là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng?

A. Trồng lại rừng sau khi khai thác.

B. Khai thác gỗ trái phép.

C. Mở rộng diện tích rừng.

D. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

Câu 20: Sau khi tốt nghiệp Trung học phố thông, K xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Nguyên nhân là do K chưa:

A. Đủ tuổi để kinh doanh

B. Quen kinh doanh thuốc tân dược

C. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược

D. Nộp thuế

Câu 21: Trong bảo vệ môi trường, hoạt động nào có vai trò đặc biệt quan trọng?

A. Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.

B. Quét dọn vệ sinh tại nơi ở.

C. Bảo vệ rừng.

D. Bảo vệ động vật hoang đã.

Câu 22: Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân nhằm:

A. Bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, Xã hội.

B. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.

C. Khơi dậy và nhát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy kinh doanh, phát triển, mở đường tăng trưởng kinh tế đất nước.

D. Tạo ra các thành phần kinh tế da dạng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Câu 23: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có

A. bài trừ nạn ma túy, mại dâm.

B. bài trừ nạn hút thuốc lá.

C. cấm uống rượu.

D. hạn chế chơi game.

Câu 24: Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là, công dân có quyền kinh doanh

A. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích.

C. ở bất cứ địa điểm nào.

D. vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Cân 25: Một trong những nguyên nhân làm của đấu nhát triển khöng bền vững

A. Dân số gia tăng chậm.

B. Dân số gia tầng nhanh.

C. Quy mô dân số nhỏ.

D. Dân số không tăng.

PHẦN 2:

Câu 1: Công dân được:

A. kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.

B. làm mọi cách để có lợi nhuận cao.

C. tự đo tuyệt đối trong kinh doanh.

D. tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật

Câu 2: Giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được xem là hai yếu tố:

A. Tôn tại độc lập.

B, Song song tồn tại

C.Không thể tách rời

D.Tách biệt lẫn nhau

Câu 3: Công ty T xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty T đã thực hiện pháp luật về:

A. Bảo vệ điều kiện sản xuất, kinh doanh của công ty.

B. Đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất, kinh doanh.

C. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.

D. Bảo vệ nguồn nước sạch của công ty.

Câu 4: Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của:

A. Bộ luật Hình sự

B. Luật Hành chính.

C. Luật Môi trường

D. Luật Dân sự

Câu 5: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là.

A. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.

B. mọi công dân đều được thành lập công ty kinh doanh.

C. công dân có đủ điêu kiện do pháp luật quy định đều có quyên kinh doanh.

D. công dân được kinh doanh không bị ràng buộc bởi bắt cứ điều kiện gì.

Câu 6: Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của công ty F là

A. phòng chống sự cố môi trường.

B. ứng phó sự cố môi trường.

C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

D. đánh giá thiệt hại môi trường.

Câu 7: Công ty A và công ty B sản xuất hai mạt hàng khác nhau nên phải đóng thuế với mức thuế khác nhau. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau ?

A. Lợi nhuận kinh doanh.

B. Sản lượng hàng hóa.

C. Ngành nghề kinh doanh.

D. Khả năng kinh doanh.

Câu 8: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:

A. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

B. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 9: Đ bị Công an bắt vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Hành vi của Đ đã vi phạm pháp luật nào dưới đây ?

A. Phòng, chống tội phạm.

B. Kinh doanh trái phép.

C. Phòng, chống ma túy.

D. Tàng trữ ma túy.

Câu 10: Vấn đề xã hội nào dưới đây tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của đất nước?

A. Xóa đói giảm nghèo.

B. Dân số.

C. Phòng, chỗng tệ nạn xã hội.

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 11: Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về học sinh đang học lớp 12 có phải đăng ký nghĩa vu quận sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Học sinh lớp 12 không phải đăng ký.

B. Học sinh, sinh viên không phải đăng ký.

C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng ký.

D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký.

Câu 12: Một trong những hành vi pháp luật về bảo vệ rừng nghiêm cấm là

A. Trồng rừng sau khi khai thác.

B. Lên án hành vi của lâm tặc.

C. Cấm nổ mìn khi khai thác rừng.

D. Phá hoại, khái thác trái phép rừng.

Câu 13: Trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, vấn đề nào được xem là có tầm quan trọng đặc biệt ?

A. Bảo tồn đa dạng sinh học

B. Quản lí chất thải.

C. Bảo vệ rừng.

D. Khai thác hợp lí tài nguyên

Câu 14: Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông N là trái pháp luật về

A. bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.

B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. bảo vệ và phát triển rừng.

D. bảo vệ nguồn lợi rừng.

Câu 15: Trẻ em được tiêm vắc - xin miễn phí tại các cơ sở y tế công lập để:

A. Tăng cường tuổi thọ.

B. Đảm bảo phát triển giống nòi.

C. Giảm tỷ lệ mắc bệnh.

D. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Câu 16: Trong quá trình sản xuất mì chính, Công ty B đã trộn nhiều hàn the quá mức cho phép. Hành vi này của cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới

A. quy trình sản xuất kinh doanh.

B. công thức sản xuát mì chính.

C. pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

D. pháp luật về cạnh tranh.

Câu 17: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng:

A. Đặc biệt.

B. Sau cùng.

C. Duy nhất.

D. Bậc nhất.

Câu 18: Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, anh M có ý định mở Văn phòng Luật sư. Anh M cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở Văn phòng Luật sư ?

A. Bằng thạc sỹ Luật.

B. Không cần bằng cấp nào nữa.

C. Chứng chỉ hành nghề luật sư.

D. Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm luật sư.

Câu 19: Tình cờ vào công ty hóa chất của bố chơi, An phát hiện công nhân đang vứt hàng loạt can hóa chất ra bờ sông phía sau công ty. Theo em, An nên làm gì trong trường hợp này?

A. An nên ngăn cản ngay hành động của công nhân trong công ty vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người.

B. Viết bức xúc lên mạng xã hội.

C. Không quan tâm vì đó không phải việc của mình.

D. Mách với các bạn của An.

Câu 20: Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là:

A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

B. lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh.

C. quyết định mặt hàng kinh doanh.

D. lựa chọn quy mô kinh doanh.

Câu 21: Bố Mai là công an, Bố đang muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nếu là Mai em chọn phương án nào sau đây để giúp Bố?

A. Không nói gì vì mình là trẻ con.

B. Khuyến khích bố vì gia đình có thêm thu nhập.

C. Nói với Bố, Bố là công an thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp.

D. Mách với em trai về việc làm của Bố.

Câu 22: Trong thời gian hưởng án treo do nuôi con nhỏ, A đã mở cho xưởng sản xuất đồ gốm tăng thêm thu nhập và do chị quản lý. Chị A băn khoăn không biết việc làm đó đúng hay không? Em sẽ chọn phương án nào sau đây giúp chị A?

A. Khuyến khích chị A tạo thu nhập kinh tế.

B. Im lặng vì không liên quan tới mình.

C. Em khuyên chị nên trốn đi mở xưởng nơi khác cho thoát án treo.

D. Nói với chị A, chị thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp (đang chấp hành hình phạt án treo của Tòa án).

Câu 23: Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất:

A. Bảo vệ quyên lợi của người tiêu dùng

B. Bảo vệ môi trường.

C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 24: Gia đình nông dân ở xã X có ba con gái vô cùng nghèo khó. Họ vẫn muốn sinh thêm con trai có người nối dõi. Hội phụ nữ xã X vận động họ sinh ít con giảm bớt khó khăn, đồng thời cho vay vốn phát triển kinh tế thoát nghèo. Theo em, hội phụ nữ xã X đã thực hiện đúng:

A. Pháp luật về phát triển kinh tế.

B. Quyền được sáng tạo của công dân.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.

Câu 25: Thực hiện tốt pháp luật về quốc phòng, an ninh nhằm:

A. Giữ vững ổn định chính trị và bảo yê vững chắc, toàn van, thống nhất chủ quyền lãnh thổ nước ta.

B. Củng cố quốc phòng toàn dân

C. Bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân

D. Đẩy lùi mọi âm mưu thù địch

PHẦN 3:

 

Câu 1: Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nam là:

A, Từ 20 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

D. Từ 19 tuổi trở lên.

Câu 2: Hưởng ứng chương trình “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa”, trường THPT B đã phát động phong trào góp cờ trong toàn trường. Phong trào này nhằm góp phân giáo dục cho công dân học sinh nghĩa vụ gì?

A. Học tập

B. Lao động

C. Xây dựng đất nước.

D. Bảo vệ Tô quốc.

Câu 3: Một trong những nội dung của chính sách dân số là:

A. Ngăn cấm sinh nhiều con.

B. Kết hôn đúng độ tuổi. hị

C. Xây dựng quy mô gia đình ít con.

D Khuyến khích sinh nhiều con để phát triển nguồn nhân lực.

Câu 4: Nước thải chưa được xử lí của Nhà máy G đã được xả thẳng ra khu dân cư xung quanh. Trong trường hợp này; Nhà máy G đã vi Phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào? 

A. Dịch vụ

B. Công nghiệp

C. Sản xuất, kinh doanh

D. Lao động

Câu 5: Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, Công ty D đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lí chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty D hướng đến:

A. Xóa đói giảm nghèo

B. Bảo vệ môi trường

C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

Câu 6: Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh đã phát động trong mọi tầng lớp nhân dân phong trảo “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa”. Phong trào này cho thấy bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của:

A. Toàn quân

B. Tập thể

C. Xã hội

D. Toàn dân

Câu 7: Ông T là chủ một trang trại lợn đã trộn chất clenbuterol và salbutamol (dùng chữa bệnh hen suyễn ở người) cho vào thức ăn của lợn. Tác dụng phụ của

hai chất này làm cho lợn nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Việc làm này của ông T:

A. không vi phạm pháp luật.

B. không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

C. vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi của pháp luật.

D. không vi phạm pháp luật, chỉ vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Câu 8: Trên đường đi học, Ð và H phát hiện một thanh niên đang định đô một xô hóa chất xuống một hồ nước. H định ngăn cản thì Ð kéo H đi vì cho rằng “việc

này chả liên quan gì đến bọn mình, đi thôi kẻo muộn học”. Em đồng ý với nhận định nào sau đây :

A. Bạn Ð sai, vì ai cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, ở bắt cứ đâu.

B. Bạn Đ đúng vì nơi đó không liên quan gì đến hai bạn

C. Bạn Đ không đúng, nhưng cũng không sai vì can thiệp sẽ muộn học

D. Bạn Đ đúng vì bảo vệ môi trường là trách nhiện của những người sống gần đó.

Câu 9: Hoạt động nào vi phạm pháp luật trong sản xuất và kinh doanh?

A. Kinh doanh thêm một số mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh. 

B. Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

C. Nộp thuế đầy theo quy định của pháp luật.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

Câu 10: Ông T bắt được một con rùa biển thuộc thuộc danh mục động Vật quý hiếm mà Nhà nước cấm kinh doanh nhưng lại rao bán. Hành vi này của ông T vi phạm pháp luật về:

A. Phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Bảo vệ môi trường

C. Quốc phòng an ninh

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân

Câu 11: Một trong những nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh là:

A. Sản xuất các một hàng có mẫu mã giống với mẫu mã nước ngoài.

B. Nộp thuế theo nhu cầu của người sản xuất.

C Sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng.

D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Câu 12: Hành động nào dưới đây vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng?

A. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

B. Đốt rừng làm nương rẫy.

C. Thả động vật hoang dã về rừng.

D. Tiết kiệm tài nguyên rừng.

Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về quyền tự do kinh doanh?

A. Tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật.

B. Tự do lựa chọn quy mô kinh doanh.

C. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.

D. Tự do kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào đem lại lợi nhuận.

Câu 14: Thấy cửa hàng của gia đình ngày càng phát đạt, B bàn với bố mẹ thành lập công ty. Bố B cho rằng gia đình ông không được quyên thành lập công ty. Ý

kiến của em là:

A. bố B nói đúng, gia đình B không được quyền thành lập công ty.

B. bố B nói không đúng, công dân được quyền kinh doanh không hạn chế.

C. gia đình B có quyển mở rộng quy mô kinh doanh khi đảm bảo điều kiện do pháp luật quy định. 

D. gia đình B chỉ nên tiếp tục quy mô kinh doanh như hiện tại.

Câu 15: Tốt nghiệp Trung học cơ sở xong, T đã tham gia khoá đào tạo ngắn hạn về kinh doanh và đi làm thuê cho một số cửa hàng. Tới khi đủ 18 tuổi, T quyết định tự mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo em thì:

A. anh T đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh.

B. anh T chưa đủ điều kiện để thực hiện quyên tự do kinh doanh.

C. anh T còn ít tuổi, chưa thể thực hiện quyên tự do kinh doanh.

D. anh T mới tốt nghiệp trung học cơ sở, chưa có quyền tự do kinh doanh.

Câu 16: Đế góp phần làm cho đất nước phát triển bền vững, Luật Hôn nhân gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định vợ chồng có nghĩa vụ:

A. Sinh nhiều con để tạo ra nguồn nhân lực dồi dào.

B. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

C. Chỉ được sinh một con duy nhất.

D. Lựa chọn giới tính thai nhi.

Câu 17: Lực lượng nào là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh?

A. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.

B. Dân quân tự vệ.

C.  Nhân dân địa phương.

D. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

Câu 18: Việc đưa ra mức độ xử phạt với người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ phải căn cứ vào:

A. Chức vụ của người đó.

B. Hoàn cảnh kinh tế gia đình.

C. Địa phương và cơ sở vi phạm.

D. Tính chất, mức độ vi phạm.

Câu 19: Thông qua các quy định về thuế, pháp luật đã có tác động đến lĩnh vực nào?

A. Quốc phòng, an ninh

B. Văn hóa

C. Môi trường.

D. Kinh tế

Câu 20: Ông A đốt rừng làm nương rẫy khiến gần một héc-ta rừng phòng vệ đầu nguồn bị cháy. Hành vi của ông A là đã vi phạm pháp luật về:

A. Bảo vệ rừng.

B. Quốc phòng an ninh

C. Dân số

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trên đây là nội dung Ôn tập kiến thức bài 9 GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?