Nội dung ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Bùi Thị Xuân

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

PHẦN 1: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

B. Kim loại kiềm thổ

– Lớp ngoài cùng : ns2

– R nguyên tử lớn (nhỏ thua R nguyên tử kim loại kiềm) so vói các nguyên tố trong cùng chu kì.    

– I1, I2 nhỏ và I1, I2 << I3      

Þ tính khử mạnh :

– Phản ứng với H2O :

+ Be không phản ứng ở mọi điều kiện

+ Mg phản ứng khi đun nóng

+ Ba, Sr, Ca phản ứng ở điều kiện thường

– BeO và Be(OH)2 là các hợp chất lưỡng tính

– Điều chế kim loại kiềm thổ : điện phân muối halogenua nóng chảy.

- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; các loại độ cứng của nước, cách làm mềm nước cứng.

- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.

C. Nhôm

– Lớp ngoài cùng : 3s23p1

– R nguyên tử lớn (nhỏ thua R nguyên tử kim loại kiềm và kiềm thổ) so vói các nguyên tố trong cùng chu kì.    

– I1, I2, I3 nhỏ và I3 << I4      

Þ  tính khử mạnh :

– Phản ứng với dung dịch kiềm, thụ động hóa với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

– Al2O3 và Al(OH)3 là các hợp chất lưỡng tính.

– Điều chế nhôm : điện phân Al2O3 nóng chảy, hiểu được các công đoạn và công dụng của criolit.

– Biết được ứng dụng của nhôm và các hợp chất của nhôm. Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.

Kĩ năng

– Viết các phương trình hóa học dạng ion thu gọn để minh hoạ cho tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất của chúng, sử dụng phương trình để giải nhanh các bài tập định lượng.

– Phân biệt các kim loại và các hợp chất dựa vào các phản ứng đặc trưng.

– Giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên, trong các thí nghiệm và các ứng dụng dựa vào các tính chất đặc trưng của các chất.

 

PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG VI: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM, HỢP CHẤT

KIM LOAỊ KIỀM – KIỀM THỔ

Biết

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :

A. to nóng chảy, to sôi thấp                                 B. Khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.

C. Độ dẫn điện dẫn to thấp.                                D. Cấu hình e ở lớp ngoài cùng ns1

Câu 2. Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào trong đây sau đây :

A. Mg2+, Al3+, Ne                                               B. Mg2+, F, Ar

C. Ca2+, Al3+, Ne                                                 D. Mg2+, Al3+, Cl

Câu 3. Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có chứa

A. Na2CO3 và NaOH.         

B. NaHCO3.                          

C. Na2CO3.                            

D. Na2CO3 và NaHCO3.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm :

A. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử                B. Số oxy hóa nguyên tố trong hợp chất

C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất              D. Bán kính nguyên tử

Câu 5. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R+ là 2p6. Nguyên tử R là :

A. Ne                                    B. Na                     C. K                                    D. Ca

Câu 6. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong :

A. NH3 lỏng                          B. C2H5OH           C. Dầu hoả.                         D. H2O

Câu 7. Phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại kiềm là phản ứng với :

A. Muối                                 B. O2                     C. Cl2                                  D. H2O

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :

A. Đều có mạng tinh thể giống nhau : Lập phương tâm  khối.

B. Dễ bị oxi hoá.

C. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hidroxit.

D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1e ở phân  lớp p.

Câu 9. Kim loại nào sau đây khi cháy trong oxi cho ngọn lửa mà đỏ tía :

A. Li B. Na                            C. K                      D. Rb

Câu 10. Trường hợp nào sau đây Na+ bị khử :

A. Điện phân nc NaCl                                        B. Điện phân d2 NaCl                                

C. Phân huỷ NaHCO3                                         D. Cả A,B, C.

Câu 11. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl :

A. Làm gia vị        

B. Điều chế Cl2 , HCl, nước Javen         

C. Khử chua cho đất           

D. Làm dịch truyền trong y tế

Câu 12: Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri ,người ta đưa các hợp chất của kalivà natri vào ngọn lửa ,những nguyên tố đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành :

A. Tím của kali ,vàng của natri                                    B .Tím của natri ,vàng của kali    

C. Đỏ của natri ,vàng của kali                                      D .Đỏ của kali,vàng của natri

Câu 13: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng :

A. Điện phân dung dịch NaOH                                  B. Điện phân nóng chảy NaCl

C. Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl                      D. Cho dd NaOH tác dụng với H2O

Câu 14Sự tạo thành thạch nhủ trong hang động là do phản ứng :

A. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O                   B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2                           D. CaCO3  CaO + CO2

Câu 15: Sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, có màng ngăn xốp là :

A. Natri và hiđro                                                B. Oxi và hiđro

C. Natri hiđroxit và clo                                      D. Hiđro, clo và natri hiđroxit.

Câu 16: Phương trình điện phân NaOH nóng chảy là

A. 4NaOH  4Na + O2 + 2H2O.         B. 2NaOH  2Na + O2 + H2.

C. 2NaOH  2Na + H2O2.                  D. 4NaOH  2Na2O + O2 + H2.

Câu 17. Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :

A. Be                                     B. Mg                            C. Ca                             D. Sr

Câu 18. Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong :

A. Sủi bọt dung dịch                                                  B. D2 trong suốt từ đầu đến cuối

C. Có ↓ trắng sau đó tan                                                   D. D2 trong suốt sau đó có ↓

Câu 19. Nước cứng là nước :

A. Chứa nhiều ion Ca2+ , Mg2+                                         B. Chứa 1 lượng cho phép Ca2+ , Mg2+

C. Không chứa Ca2+ , Mg2+                                        D. Chứa nhiều Ca2+ , Mg2+  , HCO

Câu 20. Một loại nước chứa nhiều Ca(HCO3)2 , NaHCO3 là :

A. NCTT                               B. NCVC                      C. nước mềm                D. NCTP

Câu 21. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây

A. Gây ngộ độc nước uống

B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo

C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm

D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước

Câu 22 Dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nhóm IIA :

A. Đpdd                                B. Đpnc                         C. Nhiệt luyện               D. Thuỷ luyện

Câu 23.  Công thức của thạch cao sống là

A. CaSO4.2H2O                    B. CaSO4.H2O              C. 2CaSO4.H2O            D. CaSO4

Câu 24 Để sát trùng, tẩy uế tạp xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta thường rải lên đó chất bột màu trắng đó là

A. Ca(OH)2      B. CaO                                     C. CaCO3               D.CaOCl2

Câu 25 Thông thường khi bị gãy tay, chân người ta phải bó bột lại vậy họ đã dùng hoá chất nào ?

A. CaSO4           B. CaSO4.2H2O                      C. CaSO4.H2O                              D.CaCO3

Câu 26 Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch

A. HNO3.                                B. CaCl2.                         C. Na2CO3.                                     D. KNO3.

Câu 27 Hãy chọn dáp án đúng?

Trong một cốc nước có chứa 0,01mol Na+, 0,02mol Ca2+, 0,01mol Mg2+, 0,05mol HCO3-, 0,02 mol Cl-, nước trong cốc là:

A. Nước mềm                                     B. Nước cứng tạm thời

C. Nước cứng vĩnh cữu                                  D. Nước cứng toàn phần

Câu 28 Hãy chọn đáp án đúng?     Đolomit là tên gọi của hỗn hợp nào sau đây.

  A. CaCO3. MgCl2      B. CaCO3. MgCO3     C. MgCO3. CaCl2          D. MgCO3.Ca(HCO3)2

Câu 29.Thạch cao nào dùng để đúc tượng là

A.Thạch cao sống                        B. Thạch cao nung                C. Thạch cao khan           D. Thạch cao tự nhiên

Câu 30. Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 ta thấy :

A.Xuất hiện kết tủa màu trắng bền.     B.Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt.

C.Kẽm sunfat bị kết tủa màu xanh nhạt.   D.Không thấy có hiện tượng gì xảy rA.

Câu 31. Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là

  A. NaOH                   B. Na2CO3.                 C. BaCl2.                     D. NaCl.

Câu 32. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

  A. Na2CO3 và HCl                                        B. Na2CO3 và Na3PO4.

  C. Na2CO3 và Ca(OH)2.                                D. NaHCO3 và Ca(OH)2.

Câu 33. Muối NaHCO3 có tính chất nào sau đây?

  A. Bazo.                                B. Axit.                            C. Lưỡng tính                                 D. Trung tính

Câu 34. Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây :

  A. NaHCO3                         B. Na2CO3            C. CuSO4                            D. NaHSO4

Hiểu

Câu 35. Vai trò của H2O trong quá trình điện phân dung dịch NaCl là :

  A. Dung môi            B. Chất khử ở catot           C. Là chất vừa bị khử ở catot, oxi hoá ở anot    D. Chất oxi hoá ở catot

Câu 36. Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là :

  A. Sủi bọt khí                                                    B. Xuất hiện ↓ xanh lam

  C. Xuất hiện ↓ xanh lục                                     D. Sủi bọt khí và xuất hiện ↓ xanh lam

Câu 37. Kim loại nào khử 4 dung dịch : FeSO4 , Pb(NO3)2 , CuCl2 , AgNO3

  A. Sn                                   B. Zn                     C. Ni                                   D. Na

Câu 38. Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây :

  A. BaCl2 , Na2CO3 , Al                                             B. CO2 , Na2CO3 , Ca(HCO3)2

  C. NaCl , Na2CO3 , Ca(HCO3)2                                      D.NaHCO3,NH4NO3, MgCO3

Câu 39. Trong một cốc có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d là:

  A. a + b = c + d                   B. 2a + 2b = c + d         C. 3a + 3b = c + d         D.2a+b=c+ d

Câu 40.  Nhận xét nào sau đây không đúng

A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh

B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Ba đến Be

C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì

D. Ca, Sr, Ba đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Nội dung ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?