Nội dung lý thuyết và bài tập ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Tây Thạnh

NỘI DUNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 9 TRƯỜNG THCS TÂY THẠNH

 

A. Kiến thức cần nhớ.

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử:

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.

1. Ô nguyên tố.

Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, bằng số electron trong nguyên tử và cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Ví dụ: Số hiệu nguyên tử của magie là 12 cho biết: magie ở ô số 12, điện tích hạt nhân của nguyên tử magie là 12+ (hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 12), có 12 electron trong nguyên tử.

2. Chu kì: gồm 7 chu kì.

Chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ.

Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kì lớn.

3. Nhóm: Gồm 8 nhóm.

Nhóm I gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh.

Nhóm VII gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (nguyên tố halogen).

Nhóm VIII gồm các nguyên tố là khí hiếm (khí trơ).

III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

1. Trong một chu kì:

Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

Ví dụ: Trong chu kì 2, đầu chu kì là một kim loại mạnh (Liti), cuối chu kì là một phi kim mạnh (Flo), kết thúc chu kì là một khí hiếm (Neon).

2. Trong một nhóm:

Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

Ví dụ: Đầu nhóm I, Liti là kim loại hoạt động hóa học mạnh, đến cuối nhóm Franxi là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.

Đầu nhóm VII, Flo là phi kim hoạt động hóa học rất mạnh, đến cuối nhóm Iot là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn.

IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

Ví dụ: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.

Trả lời: Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A: Điện tích hạt nhân là 17+, có 17 electron trong nguyên tử.

Tính chất của A: là phi kim hoạt động mạnh (Cl).

So sánh tính chất của A với các nguyên tố lân cận: Cl là phi kim hoạt động yếu hơn F, nhưng mạnh hơn Br (cùng nhóm VII, tính phi kim giảm). Cl là phi kim hoạt động mạnh hơn S (cùng chu kì 3, tính phi kim tăng).

2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố.

Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, có 16 electron trong nguyên tử. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn, tính chất của X và so sánh với các nguyên tố lân cận.

Trả lời: Vị trí, tính chất của X: X ở ô số 16, chu kì 3, nhóm VI, là một nguyên tố phi kim (S).

So sánh tính chất của X với các nguyên tố lân cận: S là phi kim hoạt động yếu hơn O, nhưng mạnh hơn Se (cùng nhóm VI, tính phi kim giảm). S là phi kim hoạt động yếu hơn Cl, nhưng mạnh hơn P (cùng chu kì 3, tính phi kim tăng).

B. Bài tập.

Bài 1: Dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy:

a. Đọc tên các nguyên tố trong chu kỳ 3.

b. Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất, tính phi kim mạnh nhất.

Bài 2: Căn cứ vào bảng tuần hoàn các nguyên tố, cho biết:

a. Những tính chất hóa học của nguyên tố kali. Viết PTHH minh họa.

b. So sánh tính chất của K với các nguyên tố lân cận.

Bài 3: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy:

a. So sánh mức độ hoạt động của các phi kim: Si, P, S, Cl.

b. So sánh mức độ hoạt động của các kim loại: Na, Mg, Al.

Bài 4: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 19, chu kì 4, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hãy cho biết:

a. Cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học của X. Viết các PTHH minh họa.

b. So sánh tính chất của X với các nguyên tố lân cận.

Bài 5: Oxit của một nguyên tố có CTHH chung là RO3, trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng.

a. Xác định tên nguyên tố R.

b. Cho biết tính chất hóa học của nguyên tố R và so sánh với tính chất của các nguyên tố trước và sau nó trong cùng chu kỳ.

Bài 6: Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có CTHH chung là RH4. Trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi thì O chiếm 72,73% khối lượng.

a. Xác định tên nguyên tố R.

b. Viết CTHH các hợp chất của nguyên tố R với oxi và hiđro.

c. Cho biết vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Bài 7: Nguyên tố A tạo được 2 loại oxit. Phần trăm về khối lượng của oxi trong 2 oxit lần lượt bằng 50% và 60%. Xác định nguyên tử khối của A và cho biết công thức 2 oxit trên.

LUYỆN TẬP PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

A. Kiến thức cần nhớ.

I. Axit cacbonic và muối cacbonat.

TCHH của muối cacbonat:

1. Tác dụng với axit.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

2. Tác dụng với dd bazơ.

K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2KOH

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

3. Tác dụng với dd muối.

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

4. Bị nhiệt phân hủy.

CaCO3 → CaO + CO2

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

II. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

B. Bài tập.

Bài 1: Viết các PTHH biểu diễn chuyển đổi hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)

a. CO2 → Ca(HCO3)2 → CaCO3 → CaCl2 → CaCO3

b. C → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → Na2SO4

c. C → CO2 → Ca(HCO3)2 → CaCO3 → CaCl2 → CaCO3 → CaO

Bài 2: Viết các phương trình hoá học (nếu có) xảy ra khi cho các cặp chất sau tác dụng với nhau:

a.   BaCl2 và K2CO3

b.   NaHCO3 và NaOH

c.   Na2CO3 và KCl

d.   Ca(OH)2 và Na2CO3

Bài 3: Nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong các trường hợp sau:

a. Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch NaCl

b. Nhiệt phân muối NaHCO3

c. Cho dung dịch KHCO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

d. Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong

Bài 4: Cho dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 và NaHCO3.

Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành trong mỗi trường hợp nếu ở mỗi phản ứng, khối lượng axit là 7,3 gam. Các muối lấy dư.

Bài 5: Cho 8,2 gam hỗn hợp gồm MgO và MgCO3 hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí ở đktc. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.     

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Tây Thạnh vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là nội dung trích dẫn Nội dung lý thuyết và bài tập ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Tây Thạnh, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!    

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?