ỨNG DỤNG DI TRUYỀN
Câu 1. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
A. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1). B. Nuôi thích nghi.
C. Công nghệ cấy chuyển phôi. D. Tạo giống mới.
Câu 2. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?
A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. B. Công nghệ chuyển gen.
C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. D. Công nghệ tế bào
Câu 3. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là
A. 87,5%. B. 75%. C. 25%. D. 18,75%.
Câu 4. Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn của giống người ta đã tiến hành như thế nào?
A. Lai khác dòng. B. Tự thụ phấn
C. Lai khác thứ. D. Lai thuận nghịch
Câu 5. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây:
A. AaBbCc x AaBbCc B. aaBbCc x aabbCc
C. AABBCC x aabbcc D. AABBCc x aabbCc
Câu 6. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích
A. Cải tiến giống. B. Tạo giống mới. C. Tạo ưu thế lai. D. Tạo dòng thuần
Câu 7. Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?
A. Đỉnh sinh trưởng. B. Bộ phận rễ.
C. Bộ phận thân. D. Bộ phận cành.
Câu 8. Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng
A. Sản xuất ra chất kháng sinh B. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người
C. Tổng hợp được kháng thể. D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau.
Câu 9. Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây?
A. Lai phân tích B. Giao phối cận huyết.
C. Lai kinh tế D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 10. Để có đủ số cây chuối trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?
A. Mô phân sinh. B. Mô sẹo. C. Mô từ tế bào rễ. D. Mô từ tế bào lá.
Câu 11. Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp nào?
A. Nhân bản vô tính. B. Đột biến dòng tế bào Xoma.
C. Đột biến gen. D. Sinh sản hữu tính.
Câu 12. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?
A. Công nghệ gen B. Công nghệ tế bào
C. Công nghệ chuyển nhân D. Công nghệ chuyển phôi.
Câu 14. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
A. Nuôi thích nghi. B. Công nghệ cấy chuyển phôi.
C. Tạo giống mới. D. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1)
Câu 15. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua hai thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con thứ hai (F2) là
A. 25%. B. 12,5%. C. 50% D. 75%
Câu 16. Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp
A. Nhân bản vô tính. B. Gây đột biến dòng tế bào xôma.
C. Gây đột biến gen. D. Sinh sản hữu tính.
Câu 17. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?
A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ chuyển gen.
C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
Câu 18. Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm:
A. Có khả năng đề kháng mạnh. B. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh
C. Cơ thể chỉ có một tế bào. D. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau.
Câu 19. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng đã tạo ra
A. Giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.
B. Khoai tây, dứa, mía và một số giống phong lan đã được hoàn thiện.
C. Nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng (lát hoa, sến, bạch đàn,…) và một số cây thuốc quý (sâm, sinh địa, râu mèo,…).
D. Các cây hoa trồng làm cảnh.
{-- Nội dung đáp án của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm về Ứng dụng di truyền Sinh học 9 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ứng dụng di truyền học Sinh hoc 9 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Ứng dụng di truyền học Sinh học 9 có đáp án
Chúc các em học tập tốt !