MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 9 TRƯỜNG THCS VIỆT ANH
Bài 1: Có những chất sau: Cu, CuO, MgCO3, Mg, MgO.
1. Chất nào tác dụng được với dung dịch axit sinh ra
b. chất khí cháy được trong không khí.
c. chất khí làm đục nước vôi trong.
d. dung dịch có màu xanh lam.
e. dung dịch không màu và nước.
2. Viết các PTHH ( nếu có ).
3. Chất nào không tác dụng với dung dịch axit?
Bài 2: Hoàn thành các PTHH sau:
1. FeO + ? → Fe + CO2
2. Cu + H2SO4 → ? + SO2 + ?
3. NaOH + ? → Na2CO3 + H2O
4. Fe3O4 + HCl → ? + FeCl3 + H2O
5. H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + ? + ?
6. HCl + CaCO3 → CaCl2 + ? + ?
7. Cl2 + ? → NaClO + ? + ?
8. HCl + ? → Cl2 + ? + ?
Bài 3: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau:
a. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → MgSO4 → BaSO4
b. FeS2 → SO2 → Na2SO3 → BaSO3 → BaCl2 → BaSO4
c. C → CO2 → CO → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3→ NaCl → NaOH → NaHCO3
Bài 4: Có các chất sau: KOH, HCl, H2SO4 loãng, Fe(OH)3, Cu, CO2, NO. Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các PTHH.
Bài 5: Bằng pp hóa học, hãy nhận biết các chất sau:
a. 3 dung dịch axit: HCl, H2SO4, HNO3
b. 3 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3
Bài 6: Cho 1 dung dịch có 10 gam NaOH tác dụng với 1 dung dịch có chứa 10 gam HNO3 . Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím. Cho biết màu quỳ tím sẽ chuyển đổi như thế nào?
Bài 7: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư.
a. Tính thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc.
b. Dẫn khí CO2 thu được ở trên vào lọ đựng dung dịch NaOH 40%
- Tính khối lượng muối cacbonat thu được.
- Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
Bài 8: Sục 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào X lít khí NaOH 0,2M. Tìm X và nồng độ mol của muối tạo thành trong các trường hợp:
a. Tạo muối trung hòa.
b. Tạo muối axit.
c. Nếu tạo cả hai muối thì thể tích NaOH nằm trong khoảng bao nhiêu?
Bài 9: Khí A thu được khi cho 87 gam MnO2 tác dụng với axit clohiđric đặc, dư. Dẫn A vào 500 ml dung dịch NaOH 5M (D = 1,25 g/ml) thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch B. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 10: Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Clo (đktc). Tính nồng độ mol của các chất sau phản ứng? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 11: Cho 7,2 gam muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Tìm công thức của hai muối cacbonat ban đầu.
Bài 12: Cho 10,8g kim loại M hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.
Bài 13:
a. Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32g oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4g chất rắn. Biết khối lượng mol của oxit sắt là 160g.
b. Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bằng dung dịch nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 14: Đốt 13g bột Zn trong không khí. Sau khi kết thúc phản ứng, người ta cho vào hỗn hợp một lượng dư dung dịch HCl thì thấy có khí 3,36 lít khí H2 thoát ra (đktc). Tính hiệu suất phản ứng đốt cháy.
Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam than, thu được hỗn hợp khí gồm CO2 và CO. Dẫn hỗn hợp khí thu được vào ống nghiệm đựng CuO (dư) nung nóng. Khi phản ứng xong, cho toàn bộ lượng khí thu được vào nước vôi trong (lấy dư) thu được a gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học. Tính a.
Bài 16: Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl sinh ra 448 ml khí ở đktc.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu
Bài 17: Có 10 gam hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, lọc lấy chất rắn không tan, cho vào H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 1,12 lít khí SO2 (đktc). Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp.
Bài 18: Cho hỗn hợp CuO và FeO tác dụng với C dư thu được chất rắn A và khí B. Cho B tác dụng với nước vôi trong dư thu được 8g kết tủa. Chất rắn A cho tác dụng với HCl 10% thì cần dùng 1 lượng axit là 73 gam sẽ vừa đủ. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và thể tích khí B ở đktc.
Bài 19: Cho 16 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO hòa tan hết trong dung dịch HCl. Sau phản ứng cần trung hòa lượng axit còn dư bằng 50 gam dung dịch Ca(OH)2 14,8%, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 46,35 gam muối khan. Tính %m mỗi oxit trong hỗn hợp.
Bài 20: Nung 10,23 gam hỗn hợp hai oxit là CuO và PbO với cacbon dư. Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Phản ứng xong thu được 5,5 gam kết tủa. Tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp.
...
Trên đây là nội dung trích dẫn Một số bài tập tự luận ôn tập trong kì nghỉ dịch Covid 19 môn Hóa học 9 Trường THCS Việt Anh, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!