Một số công thức cần nhớ cuả Qúa trình nhân đôi ADN Sinh học 12

QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN ( tự sao, tái bản, sao chép)

A. Lý thuyết

Khi phân tử ADN nhân đôi x lần liên tiếp thì:

1. Qua 1 đợt nhân đôi:

Amt = Tmt = A = T

Gmt = Xmt = G = X

2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi:

- Tổng số ADN tạo thành: 2x

- Tổng số ADN con có 2 mạch hoàn toàn mới: 2x - 2

- Tổng số ADN con được tạo thêm: 2x - 1

- Số nu tự do môi trường cung cấp:

\(\begin{array}{l} \sum {{A_{mt}}} = \sum {{T_{mt}}} = A\left( {{2^x} - 1} \right) = T\left( {{2^x} - 1} \right)\\ \sum {{G_{mt}}} = \sum {{X_{mt}}} = G\left( {{2^x} - 1} \right) = X\left( {{2^x} - 1} \right)\\ \sum {{N_{mt}}} = N\left( {{2^x} - 1} \right) \end{array}\)

- Số nu trong các ADN tạo thành:

\(\begin{array}{l} \sum A = \sum T = A{.2^x} = T{.2^x}\\ \sum G = \sum X = G{.2^x} = X{.2^x}\\ \sum N = N{.2^x} \end{array}\)

B. Bài tập minh họa

Một phân tử ADN có chiều dài 1,02 micromet và có số Nu loại A chiếm 20% tổng số Nu.  Tính  tỷ lệ và số lượng Nu của các loại Nu của phân tử ADN.

Giải:

Tỷ lệ các loại Nu: T%=A%=20%     G%=X%=(50%-20%)=30%

Số lượng các loại Nu. Áp dụng công thức LADN = \(\frac{N}{2}x3.4A\)0        

→ N = \(\frac{{2x1,02x{{10}^4}}}{{3,4}}\) = 600000 nu

Từ tổng số nu dựa vào tỷ lệ tính được số lượng cá loại nu:

A =T = 600000 x 20% = 120000 nu

G =X = 600000 x 30% = 180000 nu

C. Bài tập tự luyện

Câu 1. Một gen có hiệu số giữa guanin với ađênin bằng 15% số nuclêotit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% timin và 30% xitôzin. Kết luận sau đây đúng về gen nói trên là:

A. A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35%.

B. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1= 2,5%, X1 = 30%.

C. A1 = 10%, T1 = 25%, G1= 30%, X1 = 35%.     

D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2= 30%, X2 = 2,5%.

Câu 2. Một gen có khối lượng 540000 đvC có 2320 liên kết hidrô. Số lượng từng loại nuclêôtit nói trên bằng:

A. A = T = 380, G = X = 520.                                

B. A = T = 520, G = X = 380.

C. A = T = 360, G = X = 540.                                

D. A = T = 540, G = X = 360.

Câu 3. Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 180; G = X =270                                  

B. A = T = 270; G = X = 180

C. A = T = 360; G = X = 540                                 

D. A = T = 540; G = X = 360

Câu 4. Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306micrômet . Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 360; G = X = 540                     

B. A = T = 540; G = X = 360

C. A = T = 270; G = X = 630                     

D. A = T = 630; G = X = 270

Câu 5. Một gen có khối lượng phân tử là 72.104 đvC. Trong gen có X = 850. Gen nói trên tự nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại Nu tự do môi trường cung cấp là :

A. ATD = TTD = 4550, XTD = GTD = 3850              

B. ATD = TTD = 3850, XTD = GTD = 4550

C. ATD = TTD = 5950, XTD = GTD = 2450              

D. ATD = TTD = 2450, XTD = GTD = 5950

Câu 6. Trong một đoạn phân tử ADN có khối lượng phân tử là 7,2.105 đvC, ở mạch 1 có A1 + T1 = 60%, mạch 2 có G2 – X2 = 10%, A2 = 2G2. Nếu đoạn ADN nói trên tự nhân đôi 5 lần thì số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp là :

A. ATD = TTD = 22320, XTD = GTD = 14880

B. ATD = TTD = 14880, XTD = GTD = 22320

C.ATD = TTD = 18600, XTD = GTD = 27900          

D. ATD = TTD = 21700, XTD = GTD = 24800

Câu 7. Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 250; G = X = 340                     

B. A = T = 340; G = X = 250

C. A = T = 350; G = X = 220                     

D. A = T = 220; G = X = 350

Câu 8. Một gen có số liên kết hiđrô là 3450, có hiệu số giữa A với một loại Nu không bổ sung là 20%. Gen nói trên tự nhân đôi liên tiếp 5 đợt thì số lượng từng loại Nu môi trường đã cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên của gen là :

A. ATD = TTD = 13950, XTD = GTD = 32550         

B. ATD = TTD = 35520, XTD = GTD = 13500

C. ATD = TTD = 32550, XTD = GTD = 13950         

D. ATD = TTD = 13500, XTD = GTD = 35520

Câu 9. Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số T chiếm 20%, thì

A. ADN này dài 10200A0 với A=T=600, G=X=900

B. ADN này dài 5100A0 với A=T=600, G=X=900

C. ADN này dài 10200A0 với G=X=600, A=T=900

D. ADN này dài 5100A0 với G=X=600, A=T=900

Câu 10. Nếu nuôi cấy ADN trong môi trường có nitơ phóng xạ 15N, rồi chuyển sang môi trường (chỉ có 14N), thì 1 ADN đ1o tự sao 5 lần liên tiếp, sẽ sinh ra số mạch đơn chứa 15N là

A. 4                

B. 64              

C. 2                

D. 128

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số công thức cần nhớ cuả Qúa trình nhân đôi ADN Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?