Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Các chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Sinh học 12 có đáp án

CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN

A. LÝ THUYẾT:

I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá

  • Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng; rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
  • Chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

II. Một số chu trình sinh địa hoá

 1. Chu trình carbon:

  • Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống.
  • Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 và carbonat trong đá vôi.
  • Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả …
  • Hiện nay do các hoạt động của con người, cùng với việc chặt phá rừng đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên. Đó là một trong những nguyên nhân gây Hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên và gây thêm nhiều thiên tai.

 2. Chu trình nitơ:

  • N chiếm 79 % thể tích khí quyển và là 1 khí trơ.
  • Thực vật hấp thụ N dưới dạng muối NH4 + (amôn), NO3 - (nitrat), NO2 - (nitrit).
  • Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học.

 3. Chu trình nước:

  • Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể và chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể sinh vật.
  • Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.

III. Sinh quyển

  • Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong địa quyển, thủy quyển và khí quyển của Trái Đất.
  • Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét, lớp không khí cao 6-7km và lớp nước đại dương sâu tới 10-11km
  • Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học (biom) lớn. Các khu sinh học được phân thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.

Ví dụ về các khu sinh học trên cạn của Việt Nam: các khu rừng bảo vệ và Vườn Quốc gia như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên,.. Khu sinh học dưới nước: Khu bảo vệ Hòn Mun, Khánh Hòa.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua

hoạt động của nhóm

A. sinh vật sản xuất.                                        B. sinh vật tiêu thụ bậc 1.

C. sinh vật phân giải.                                       D. sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 2. Cho các hoạt động của con người sau đây:

(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.

(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.

(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động

A. (2) và (3).               B. (1) và (2).               C. (1) và (3).                D. (3) và (4).

Câu 3. Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).

C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.

Câu 4. Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật

B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật

C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật

D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Câu 5. Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là:

A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-)   

B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-)

C. biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-)                                              

D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-)

Câu 6. Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?

A. trồng các cây họ Đậu                                 B. trồng các cây lâu năm

C. trồng các cây một năm                               D. bổ sung phân đạm hóa học.

Câu 7. Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là

A. muối amôn và nitrát                                   B. nitrat và muối nitrit

C. muối amôn và muối nitrit                           D. nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ

Câu 8. Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp được?          

A. cacbon                    B. photpho                  C. nitơ                          D. oxi

Câu 9. Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng:

A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm.

B. cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ.

C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm.

D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ.

Câu 10. Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành:

A. vùng trên triều và vùng triều.                      B. vùng thềm lục địa và vùng khơi.

C.vùng nước mặt và vùng nước giữa.            D. vùng ven bờ và vùng khơi.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-16 của tài liệu Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Các chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Sinh học 12​ vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Các chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?